Có nên cấm Uber?
Uber là dịch vụ di chuyển tiên tiến nhất thế giới hiện nay và đem lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng. Song, ở Việt Nam, Uber đang vấp phải sự phản đối của cộng đồng tài xế taxi truyền thống và các cơ quan có thẩm quyền. Vậy, nên cấm Uber hay hợp thức hóa dịch vụ này?
Có nên cấm Uber? Ảnh: Tinhte.vn
Dẫu vẫn chưa được hợp thức hóa và người sử dụng Uber đang được coi là phạm luật, tuy nhiên, những ai đã từng và đang sử dụng Uber đã hết lời ca ngợi về dịch vụ này. Từ những chiếc xe tầm trung cho đến hạng sang, những chiếc xe sạch sẽ cùng cung cách phụ vụ nhiệt tình và giá thành khá rẻ, Uber đã chứng minh tại sao họ đang rất thành công trên toàn thế giới. Bởi thế, một câu hỏi được đặt ra tại thị trường Việt Nam: “liệu có nên cấm Uber?”
UBER HOẠT ĐỘNG CHƯA HỢP PHÁP VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TAXI CHÍNH THỐNG
Khi được hỏi, rất nhiều người đã từng sử dụng dịch vụ rất ngạc nhiên khi biết thông tin Uber là một dịch vụ chưa hợp pháp tại Việt Nam. Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã nêu rõ hoạt động vận tải trưc tiếp thu tiền của người đi xe không thông qua đơn vị kinh doanh vận tải như trên là trái với Luật Giao thông đường bộ và nghị định doanh vận tải bằng ô tô. Cũng theo Bộ, hình thức chở người có thu tiền thông qua ứng dụng Uber là không đảm bảo quyền lợi cho người đi xe bởi đây không phải là hình thức kinh doanh vận tải phù hợp với quy định.
Tài xế sử dụng Uber bị xử phạt hành chính. Ảnh: Vnexpress.net
Bên cạnh đó, Hiệp hội taxi thành phố Hồ Chí Minh cũng đã lên án việc sử dụng Uber đang ảnh hưởng trực tiếp tới taxi truyền thống, cụ thể ở đây là doanh thu củadoanh nghiệp vận tải – những đơn vị đã đăng ký với các cơ quan chức năng và nộp thuế hàng năm cho nhà nước. Thứ hai, đó là ảnh hưởng rất lớn tới một bộ phận không nhỏ của các tài xế taxi. Uber với nhiều lợi ích, tiện dụng, sạch sẽ, xe sang và giá thành rẻ sẽ thu hút rất nhiều người tham gia loại hình này, điều này khiến họ bỏ qua taxi chính thống và thu nhập của tài xế cũng sẽ giảm đi.
Uber ảnh hưởng trực tiếp tới taxi chính thống. Ảnh: Đời sống pháp luật
Ở một khía cạnh khác, Uber còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về hình thức thanh toán thông qua ứng dụng cho dù sử dụng các hệ thống ngân hàng có uy tín. Bên cạnh đó, cho dù giá dịch vụ rẻ hơn taxi truyền thống nhưng cả người lái xe và hành khách đều không được đảm bảo lợi ích chính đáng như: bảo hiểm không đóng thuế, các nguy cơ an ninh, an toàn khi xảy ra các sự cố.
LIỆU CÓ NÊN CẤM UBER?
Rõ ràng một loại hình dịch vụ chưa hợp pháp, không đăng ký kinh doanh, không nộp thuế cho nhà nước sẽ không thể hoạt động tại nước ta. Hiện nay, Uber đang hoạt động dưới hình thức “chui” chiểu theo nghị định của Nhà nước. Ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng bộ GTVT, trong buổi Họp báo về tuyên truyền thực hiện Nghị định 107/2014/ NĐ-CP đã phát biểu: “ Tính hợp pháp của hoạt động Uber tại Việt Nam chưa có. Nếu có thì phải có quy định mà chưa có quy định nghĩa là vi phạm” (Trích Tuổi trẻ Online). Tuy nhiên, với những lợi ích mà Uber mang lại thì rất nhiều người hy vọng Bộ GTVT tìm cách hợp thức hóa dịch vụ này.
“ Tính hợp pháp của hoạt động Uber tại Việt Nam chưa có. Nếu có thì phải có quy định mà chưa có quy định nghĩa là vi phạm”
“Mình thấy dịch vụ Uber rất tốt, giờ con người ăn để thưởng thức chứ không phải để ăn no, và mình nghĩ Uber cũng vậy. Lái xe Uber rất nhiệt tình, xe sạch sẽ, dù đợt này mình đen không vào chiếc xe hạng sang. Hình thức thanh toán cũng nhanh gọn và rẻ”.
Chị Huyền, Giám đốc dịch vụ của Prweb cho biết. Rõ ràng với thành công to lớn ở hơn 50 quốc gia trên thế giới, Uber sẽ đem lại những lợi ích cho người sử dụng. Rất nhiều người khi được hỏi có nên cấm Uber hay không thì rất bất ngờ câu trả lời là không nên. Dẫu họ biết rằng, giá thành rẻ bởi dịch vụ này không phải chịu thuế của nhà nước.
Uber là một dịch vụ mang đến nhiều lợi ích cho cộng động người sử dụng. Ảnh: Uber
Ngay đến Bộ trưởng Đinh Là Thăng cũng đã cho rằng, Taxi Uber là loại hình kinh doanh có giá thấp hơn so với taxi thông thường, người dân thấy lợi nhờ sử dụng dịch vụ này. Trên thế giới đã có nhiều nước ứng dụng rồi thì Việt Nam cũng cần triển khai. Và hiện tại, Bộ GTVT cũng đang tìm cách hợp pháp hóa Uber.
Uber nếu có lợi cho dân thì cần được hợp pháp hóa. (Bộ trưởng Thăng)
Bản thân Uber cũng đang tích cực làm việc với Chính phủ các nước sở tại để cùng đạt được những mục tiêu chung là mang đến những phương thức di chuyển an toàn, hiệu quả và đáng tin cậy kèm với đó là sự hỗ trợ bởi các quy định hợp lý hướng tới lợi ích người tiêu dùng. Uber cũng mong muốn gặp gỡ Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng để trao đổi về cách thức hợp tác lẫn nhau.
Câu hỏi “ nên cấm Uber hay không?” gần như đã có câu trả lời sau những phát biểu của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Câu trả lời đó có chiều hướng tích cưc đối với cộng đồng người sử dụng dịch vụ này. Việc cần làm bây giờ chính là chờ đợi vào cuộc gặp giữa người đại diện của Uber và Bộ trường Bộ GTVT trong thời gian tới.