Công nghệ giúp Hải quân Mỹ tạo nhiên liệu ngay trên biển
Theo trang tin Futurity, một trong những vấn đề nan giải nhất đối với Hải quân Mỹ hiện nay là việc tiếp nhiên liệu. Những chiếc tàu này không giống tàu năng lượng hạt nhân, các hạm đội của Hải quân Mỹ phải dùng nhiên liệu nên dễ bị tấn công. Tuy nhiên, điều này có thể khắc phục nhờ công nghệ biến nước biển thành nhiên liệu ngay tại chỗ.
Khác với các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, như tàu sân bay và tàu ngầm, hạm đội của Hải quân Mỹ phải có tàu chở nhiên liệu đi cùng. Điều này không chỉ gây phiền toái, tốn kém mà còn khó xử lý khi có chiến sự xảy ra.
Để khắc phục, các chuyên gia ở Đại học Rochester (RoU) vừa nghiên cứu, cho ra đời phương pháp mới, biến nước biển thành nhiên liệu dùng cho tàu. Một chất xúc tác "molybdenum carbide" được tăng cường kali đã cho phép các nhà nghiên cứu tại UoR tạo ra phương pháp biến nước biển thành nhiên liệu. Chất xúc tác này tăng tốc các phương pháp chiết xuất carbon dioxide trong nước biển và biến nó thành hydrocarbon có thể sử dụng để làm nhiên liệu.
Đây là minh chứng đầu tiên cho thấy loại chất xúc tác molypden này có thể được sử dụng ở quy mô công nghiệp. Carbon dioxide chiết xuất từ nước biển là cực kỳ khó khăn để chuyển đổi trực tiếp thành hydrocarbon lỏng theo các phương pháp hiện có.
Vì vậy, trước tiên người ta phải chuyển đổi carbon dioxide (CO2) thành carbon monoxide (CO) thông qua phản ứng chuyển đổi khí-nước ngược (RWGS).
Carbon monoxide sau đó có thể được chuyển đổi thành hydrocarbon lỏng thông qua công nghệ tổng hợp Fischer-Tropsch. Chưa hết xúc tác molybdenum cacbua tăng cường kali có chi phí rẻ hơn so với chất xúc tác truyền thống dùng cho công nghệ RWGS vì nó có chứa kim loại quý hiếm và đắt tiền.
Thiên Thanh (t/h)