Công ty lưới điện Cao thế TP Hà Nội: Khắc phục khó khăn, đảm bảo cung ứng điện ổn định

07:36, 08/01/2021

Trong 9 tháng đầu năm 2020, Công ty lưới điện Cao thế TP Hà Nội đã khắc phục nhiều khó khăn, nỗ lực đảm bảo cung ứng đủ điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Tp. Hà Nội và sinh hoạt của nhân dân.

Hiện Công ty Lưới điện cao thế quản lý và vận hành 49 TBA 110/220kV với tổng công suất 7.249 MVA (gồm 115 MBA 110kV; 02 MBA 220kV); 87 đoạn tuyến đường dây 110kV với tổng chiều dài 904,71 Km (trong đó có 812,81 Km đường dây nổi và 91,9 Km cáp ngầm); 02 đoạn tuyến đường dây 220kV, với tổng chiều dài 8,8 Km (trong đó có 8,3 Km đường dây nổi và 0,5 Km cáp ngầm). So với cùng kỳ 9 tháng đầu năm 2019, số lượng TBA 110kV tăng 02 TBA (2019: 47TBA); Tổng công suất tăng 418MVA (2019: 6.768MVA), tổng chiều dài đường dây 110kV tăng 9,71km (2019: 895km).

Với đặc thù lưới điện 110kV, 220kV nằm trải khắp trên địa bàn các quận, huyện của Thành phố, đồng thời lưới điện 110kV, 220kV cung cấp điện cho nhiều phụ tải quan trọng phục vụ an ninh, chính trị, kinh tế. Chính vì vậy, Công tác đảm bảo vận hành an toàn lưới điện 110kV, 220kV được Công ty Lưới điện cao thế TP. Hà Nội đặt lên hàng đầu, với nhiều giải pháp nhằm mục tiêu giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây sự cổ lưới điện.

Công ty đã khắc phục nhiều khó khăn, nỗ lực đảm bảo cung ứng đủ điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Tp. Hà Nội và sinh hoạt của nhân dân.

Trong 9 tháng năm 2020, đặc biệt vào vào các dịp lễ tết, Công ty Lưới điện cao thế TP Hà Nội đã hết sức chủ trọng thực hiện công tác tuyên truyền vận động nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp thực hiện theo đúng Nghị định 14/2014/NĐ-CP. Đơn vị đã phổ biến các văn bản pháp luật như Luật Điện lực, Nghị định, thông tư, Quy trình xử lý VPHLCTLĐCA của Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội; Giải quyết các trường hợp được phép tồn tại trong HLBVATCTLĐCA 110kV theo đúng quy định của nhà nước.

Trước mỗi kỳ đảm bảo điện và trước mùa mưa bão, Công ty đã gửi công văn tuyên truyền đảm bảo điện đến 150 phường, xã; 32 Chủ đầu tư và các nhà thầu thi công và các nhà mạng, internet, truyền hình cáp… có Dự án trong và gần HLBVATCTLĐCA 110kV trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Đồng thời, trước khi diễn ra các kỳ đảm bảo điện phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa... trên địa bàn Thủ đô, Công ty Lưới điện cao thế TP Hà Nội cũng lập kế hoạch chi tiết kiểm tra các tuyến đường dây, các Dự án thi công trong, gần HLATCTLĐCA 110kV và mời đại diện Sở Công thương. Phòng An ninh Kinh tế Công an TP Hà Nội, Ban An toàn Tổng Công ty cùng tham gia.

Khi có vi phạm lưới điện do các hành vi vi phạm hành lang của các tổ chức, cá nhân gây ra, Công ty đều nhận được sự phối hợp kịp thời của Phòng An ninh Kinh tế Công an TP Hà Nội và Sở Công thương Hà Nội.

Bên cạnh đó, công ty cũng phối hợp chặt chẽ với UBND phường, xã, quận, huyện, thị xã trong công tác xử lý các hành vi vi phạm HLAT TY LE CA 110kV. Nhìn chung trong 9 tháng năm 2020, Công ty Lưới điện cao thế TP Hà Nội đã phối hợp với các Sở, ban, ngành rất chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm HLBVATCTLĐCA 110kV theo đúng quy định.

Công tác đảm bảo vận hành an toàn lưới điện được Công ty đặt lên hàng đầu nhằm giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây sự cổ lưới điện.

Trong 9 tháng năm 2020, lưới điện 110kV do Công ty Lưới điện cao thế TP Hà Nội quản lý không có phát sinh vi phạm mới. Tính đến ngày 30/9/2020, số các trường hợp vi phạm HLVATCTLĐCA 110kV còn lại 14 công trình vi phạm tồn tại trên lưới điện cao áp 110kV.

Về công tác giảm thiểu tồn tại vi phạm hành lang công trình lưới điện cao áp 110kV, Công ty Lưới điện cao thế TP Hà Nội đã giảm thiểu được 02 vụ vi phạm hành lang. Cụ thể, tại địa chỉ 108 Lạc Chính, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình của gia đình Ông Phạm Đình Trọng do cải tạo hạ ngầm đường dây không và gia đình Ông Vũ Bá Sơn tại địa chỉ 36/168 Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP Hà Nội do cải tạo lại điểm treo dây dẫn điện.

Đổi với 14 công trình chưa triển khai khắc phục tổn tại vi phạm chủ yếu nằm trên tuyến phố Hào Nam thuộc tuyến đường dây lộ 171,172E11-E14 hiện rất khó xử lý, Công ty đã in, dán biển cảnh bảo an toàn tại cửa ra vào phía gần đường dây để nhắc nhở người dân không làm các công việc vi phạm gây tai nạn, sự cố.

Theo chỉ đạo của Tổng Công ty, Công ty Lưới điện cao thể TP Hà Nội đã có bảo cáo số 3210/BC-EVNHANOIHGC ngày 28/8/2020, về việc lập chương trình quản lý, kế hoạch và Phương án xử lý theo thống kê phân loại, đánh giá các điểm có nguy cơ vi phạm hành lang lưới điện cao áp do Công ty quản lý.

Tại các công trường thi công làm rào chắn cứng hoặc dây cáp thép ngân cách rõ hành lang lưới điện cao áp cách pha ngoài cùng là 4m dọc theo tuyến đường dây nằm trong dự án, lắp camera theo dõi tại một số công trường có nguy cơ vi phạm cao.

Không những vậy, Công ty còn thực hiện dán biển cảnh báo an toàn điện tại các cửa kính của phương tiện thi công nhằm cho người điều khiển thường xuyên chú trọng đến khoảng cách an toàn với lưới điện 110kV.  Đối với đường cáp ngầm, ngoài các mốc báo hiệu cáp, Công ty thực hiện lắp đặt thêm biển cảnh báo căm trong hành lang cáp để tăng cường cảnh báo đơn vị thi công không được vi phạm hành lang cáp ngầm.

Bên cạnh đó, Công ty cũng thường xuyên phối hợp với Công ty TNHH MTV cây xanh Hà Nội, Ban Duy tu các công trình Xây dựng TP Hà Nội là đơn vị quản lý cây xanh trên tuyến đường Phạm Hùng, đường Kim Ngưu, đường Hào Nam. Thực hiện cắt, tỉa cây xanh nằm trong, gần hành lang an toàn lưới điện cao áp dọc các tuyen đường trên trước mùa mưa bão năm 2020 nhằm đám bảo an toàn cho lưới điện trong mùa mưa bão.

Với mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm 2020, trong đó đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của TP.HN  và đời sống nhân dân, Công ty đề ra một số mục tiêu kế hoạch 3 tháng cuối năm như sau: Phần đấu không để xảy ra tai nạn lao động; Giảm thiểu tối đa sự cố lưới điện do vi phạm hành lang lưới điện cao áp; Không để xảy ra vi phạm về các quy trình, quy định về công tác an toàn và công tác quản lý vận hành; Đảm bảo an toàn về phòng chống chảy nổ tại các TBA và trụ sở Công ty và các Đội QLVH; Chủ động trong công tác PCTT&TKCN nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra. Hoàn thành và thực hiện tốt các nhiệm vụ, kế hoạch Tổng công ty giao; Triển khai thực hiện Phần mềm quản lý an toàn lao động của Tổng Công ty.

Bên cạnh đó, Công ty cũng đưa ra một số giải pháp như: Duy trì hiệu quả công tác giám sát an toàn trên công trình lưới điện bằng hình ảnh trên Viber, công tác họp giao ban công tác an toàn định kỳ 02 tuần/1 lần; Quản lý chặt chẽ các nhóm công tác trên đường dây và vảo trạm làm việc. Thực hiện đầy đủ thủ tục cho phép phiếu công tác hoặc lệnh công tác, thủ tục bàn giao thiết bị tại nơi làm việc, đồng thời thực hiện đầy đủ trang phục BHLĐ trong quá trình Công tác; Triển khai hiệu quả phần mềm Quản lý công tác an toàn lao động của Tổng công ty tại các đơn vị trong toàn công ty; Cán bộ an toàn các đơn vị thường xuyên kiểm tra rà soát, phối hợp xử lý loại trừ các nguy cơ gây TNLĐ.

Ngoài các giải pháp đã thực hiện cần tăng cường kiểm tra hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; Phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn, xử lý ngay các trường hợp thi công không thông báo, không có các biện pháp đảm bảo an toàn cho hệ thống lưới điện cao áp đi trong khu vực thí công của dự án.

Chuẩn bị tốt công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hai do bão và mưa lũ gây ra. Củng cố hồ sơ, phương án phòng cháy và chữa cháy theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA

BCA và Nghị định số 79/2014/NĐ-BCA; Phương án cứu nạn, cứu hộ theo Nghị định số 83/2017/NĐ-CP. Phổi hợp với lực lượng PCCC chuyên nghiệp tổ chức diễn tập phương án PCCC, phương án tìm kiếm cứu nạn tại trụ sở Công ty và tại các Trạm 110kV, 220kV; Kiểm tra củng cố hệ thống PCCC, tăng cường và xử lý những khiếm khuyết còn tồn tại.

Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm an toàn lao động, khắc phục kịp thời những thiếu sót ngăn ngừa có hiệu quả nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.

Nguyệt Hằng - Thanh Tùng