Điểm chuẩn của các ngành hot nhất 2020

10:03, 11/09/2020

Các trường đại học ở Hà Nội luôn thu hút rất nhiều thí sinh mỗi năm. Tuy nhiên, các chuyên gia dự kiến điểm chuẩn của các khối trường công nghệ thông tin sẽ tăng mạnh so với năm 2019.

Khi phân tích phổ điểm của các khối thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố mới đây, điểm trung bình của các khối A, A1, B là trên 20 điểm, khối C và D1 trên 18 điểm, nhiều thầy cô giáo cũng như một số đại diện trường đại học nhận định, điểm chuẩn xét tuyển đại học, cao đẳng trong thời gian tới dự kiến sẽ tăng so với năm 2019.

Việc điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2020 dự kiến sẽ tăng mạnh có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do tính chất kỳ thi năm nay thay đổi. Nếu như năm 2019, kỳ thi THPT quốc gia là để vừa xét tốt nghiệp cho học sinh lớp 12, vừa để các trường đại học, cao đẳng sử dụng để xét tuyển thì năm nay tính chất kỳ thi đã thay đổi.

Kỳ thi năm nay là kỳ thi tốt nghiệp THPT do đó chủ yếu là để xét tốt nghiệp cho học sinh lớp 12, đề thi các môn được nhận định là vừa sức, dễ thở dẫn đến điểm thi tăng cao hơn so với năm 2019.

"Đề thi năm nay được giảm độ khó để phù hợp với mục đích xét tốt nghiệp, không giống như các năm trước có hai mục đích là xét tuyển đại học và xét tốt nghiệp", đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo từng chia sẻ.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến học sinh phải nghỉ học gần 3 tháng, vì thế, Bộ GD&ĐT cũng phải chỉ đạo việc tinh giản phạm vi kiến thức trong đề thi tốt nghiệp THPT.

Ngoài ra, chỉ tiêu xét tuyển của nhiều trường đại học năm nay lại giảm và điều này càng đẩy điểm chuẩn lên cao hơn, đặc biệt là một số ngành hot.

Tuy nhiên, mức tăng là bao nhiêu còn phụ thuộc rất lớn vào chỉ tiêu tuyển sinh vào từng khoa, ngành của mỗi trường. Theo đó, đối với khoa ngành, trường đại học mà thí sinh lựa chọn, bên cạnh việc xem xét mức điểm chuẩn của năm trước, thí sinh cũng phải có sự so sánh chỉ tiêu tuyển sinh qua các năm, để có được quyết định sáng suốt nhất trong đợt xét tuyển tới đây.

Theo mức dự báo điểm chuẩn trúng tuyển đại học hệ chính quy 2020 của ĐH Bách Khoa năm nay, điểm chuẩn dự báo ngành khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo ( chương trình tiên tiến) dự báo 28-29 điểm. Tiếp đến, điểm chuẩn dự báo ngành tự động hóa của Đại học Bách khoa Hà Nội lên đến 28,5 điểm cho ba môn.

Ngành tự động hóa của Đại học Bách khoa Hà Nội lên đến 28,5 điểm cho ba môn, tiếp đến là ngành Kĩ thuật điện là 26-26 điểm, ngành Kỹ thuật Sinh học cũng cao dự kiến 25,5- 265, điểm; kỹ thuật thực phẩm cũng lên tới 26-26,5 điểm.

PGS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Khảo thí (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), so sánh: ngành công nghệ thông tin của trường năm nay có tỷ lệ “chọi” (tính NV1/ chỉ tiêu) là 10,76/1, trong khi một ngành khác trong khối ngành kinh tế của trường là 12/1, nếu xét về mức “chọi” của 2 ngành là tương đương năm ngoái (ngành khối kinh tế có nhỉnh hơn một chút). Nhưng năm ngoái, điểm chuẩn của ngành công nghệ thông tin là 25, còn điểm chuẩn của ngành trong khối kinh tế chỉ mức 21 - 22. Năm nay, dự báo thứ hạng điểm chuẩn cũng tương tự.

Ngoài ra, dự báo điểm chuẩn trúng tuyển của ĐHBK Hà Nội năm 2020 với các tổ hợp truyền thống thấp nhất là 22 điểm, với tổ hợp A19/A20 thấp nhất là 19 điểm.

Năm 2020, tổng chỉ tiêu dự kiến tuyển sinh của trường Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông là 3.080, trong đó cơ sở đào tạo phía Bắc tuyển 2.235 thí sinh. Điểm sàn năm 2020 của trường cơ sở phía Bắc là từ 20 điểm trở lên.

Mức điểm chuẩn học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông năm 2019 thấp nhất là 17 điểm và ngành cao nhất là 24,10 điểm.

Điểm trúng tuyển hàng năm của trường cũng ở mức khá cao: năm 2018, điểm chuẩn dao động từ 16.5 đến 22; năm 2019, ngành Công nghệ thông tin có mức điểm chuẩn cao nhất là 24.1, sau đó là ngành An toàn Thông tin với 23.35, Truyền thông Đa phương tiện với 22.7, Công nghệ đa phương tiện 22.55 và cuối cùng là Thương mại điện tử với 22.45.

Điểm chuẩn Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 2020 dự kiến sẽ được công bố vào ngày 5/10.

Điểm chuẩn nhóm ngành Công nghệ thông tin năm 2019 là 25.85, tăng hơn 2 điểm so với năm 2018 là 23.75. Các ngành đào tạo khác tại trường cũng có điểm chuẩn tương đối cao: nhóm ngành Máy tính và Robot - 24.45 điểm, Vật lý kỹ thuật - 21 điểm, Cơ kỹ thuật - 23.15 điểm, Công nghệ hàng không vũ trụ - 22.25, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - 24.65...

Năm nay, mức điểm sàn cao nhất là của nhóm ngành Công nghệ thông tin của ĐH Công nghệ với 24 điểm/3 môn. Nghĩa là trung bình 8 điểm/ môn với các tổ hợp xét tuyển A00 và A01. Các ngành còn lại của trường đều lấy điểm sàn xét tuyển ở mức cao là 18 điểm.

Về riêng từng các trường đại học thành viên cũng có sự chênh lệch điểm sàn giữa các trường. Trường Đại học Công nghệ lấy cao nhất là 24 điểm, thấp nhất là 18 điểm với các khoa Công nghệ kĩ thuật xây dựng, Công nghệ kĩ thuật nông nghiệp và điểm sàn nhóm ngành Máy tính và Robot là 22.

Bên cạnh đó, điểm sàn ĐH Khoa học Tự nhiên cao nhất là 21 điểm của các khoa Máy tính và Khoa học thông tin, Công nghệ kĩ thuật hoá học, Công nghệ sinh học.

Mức điểm sàn thấp nhất vào Đại học Khoa học Tự nhiên là 17 với các khoa Khoa học vật liệu, Hoá học, Công nghệ kĩ thuật hoá học,...

ĐH Điện lực lấy điểm sàn 16 cho ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và Công nghệ thông tin. Các ngành còn lại lấy ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 15.

ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT cho ngành Quản trị kinh doanh là 16 điểm. Các ngành còn lại lấy điểm sàn 15.

ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TPHCM) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực dao động từ 750-900 đối với 20 chương trình đào tạo. Cao nhất là ngành Khoa học máy tính (hướng trí tuệ nhân tạo) lấy 900 điểm. Kế đến là ngành Kỹ thuật phần mềm, Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin cùng lấy 870 điểm.

Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa cũng lấy điểm sàn 22. Ngành Cơ kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử (chất lượng cao), Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông (chất lượng cao) cùng lấy điểm sàn 20.

Các ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Hệ thống thông tin, Khoa học Máy tính chương trình chất lượng cao nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ 22 điểm trở lên.

Những ngành còn lại, trường xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 18 điểm.

Theo đánh giá của các chuyên gia, điểm chuẩn năm nay dự kiến tăng mạnh do tính chất kỳ thi năm nay không giống như kỳ thi THPT quốc gia các năm trước. Đề thi được giảm độ khó, phạm vi kiến thức trong đề thi bị thu hẹp để phù hợp với chương trình được tinh giản do dịch Covid-19.

Thống kê cho thấy chỉ tính riêng ở tổ hợp khối A, số TS đạt mức điểm từ 24 điểm trở lên của năm 2020 là 35.980 TS, từ 25 điểm trở lên là 30.413 TS. Ở khối D, có tới 31.831 TS đạt 24 điểm trở lên, 23.423 TS đạt từ 25 điểm trở lên. Từ phổ điểm này cho thấy điểm chuẩn dự kiến của các trường tốp trên năm nay sẽ rất cao.

Theo lịch trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 19 đến 27-9, TS sẽ được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH. Để có cơ hội trúng tuyển, TS cần tìm hiểu kỹ thông tin, cân nhắc mức điểm của mình trên tương quan phổ điểm thi và điểm chuẩn của các trường các năm trước để có quyết định phù hợp.

PGS-TS Phạm Huyền, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, khuyên TS nên chọn ngành mình thích để đăng ký là nguyện vọng 1 (không quan tâm điểm dự báo). Sau đó dựa trên điểm mình đạt được, tham khảo điểm dự báo, chọn những ngành gần để tăng cơ hội trúng tuyển.

Thanh Tùng (T/h)