Đọc báo online sẽ bắt buộc phải trả tiền
11:38, 11/12/2012
“Một tờ báo thu phí thì khó tồn tại, nhưng nhiều tờ báo thu phí sẽ tạo ra tiêu chuẩn mới”... Việc thu phí đọc báo online, bây giờ không còn là câu chuyện thích hay không thích nữa, mà là bắt buộc.
Xu hướng định hình
Cho đến nửa đầu những năm 2000, vẫn còn là “giai đoạn thử nghiệm” thu phí đọc báo online của làng báo thế giới, do bị ảnh hưởng bởi quan niệm thu tiền trên website sẽ mất độc giả.
Một điển hình là Wall Street Journal (Mỹ), bắt đầu thu phí vào năm 1997. Đến giữa năm 2007 thì có khoảng một triệu người trả tiền để đọc phiên bản điện tử của tờ báo này.
Tháng 9/2005, một tên tuổi khác là New York Times (Mỹ) cũng bắt đầu dịch vụ thu phí. Tuy nhiên, New York Times đã hủy dịch vụ này vào tháng 9/2007 vì tiền phí không bù được doanh thu quảng cáo tiềm năng từ website miễn phí.
Một tờ báo khác của Anh là The Times cũng thu phí vào năm 2010, cho dù đây là trang tin tức tổng hợp và không chuyên sâu. Và kết cục là, một tháng sau khi “tính tiền”, The Times có 105.000 người trả tiền nhưng mất tới 4 triệu độc giả/tháng, giảm từ 6,4 triệu xuống còn 2,4 triệu.
Tuy nhiên, từ 2011 đến nay, quan điểm thu phí dường như đã được định hình rõ ràng hơn.
Dấu ấn lớn nhất là New York Times. Tháng 3/2011, tờ báo này quay lại việc tính phí, nhưng điều chỉnh bằng cách cho miễn phí một lượng tin bài nhất định, cụ thể là cho phép độc giả đọc 20 tin bài miễn phí mỗi tháng trước khi trả tiền thuê bao. Tháng 4/2012, New York Times giảm số lượng tin bài miễn phí xuống 10. Có 224.000 người trả tiền trong 3 tháng đầu tiên, và tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 470.000 thuê bao. Mức phí cho một tháng là từ 15 - 35 USD.
Financial Times trước đó cũng cho thực hiện thu phí đọc online và tính đến tháng 6/2012, tờ báo tài chính hàng đầu Anh quốc có 285.000 người trả phí. Financial Times hy vọng con số trả phí để đọc phiên bản điện tử sẽ còn cao hơn số người mua báo in vào năm 2013.
“Việc thu phí đọc báo online sẽ không còn là câu chuyện thích hay không thích nữa, mà là bắt buộc để tồn tại”, ông Lê Quốc Minh nêu quan điểm về một xu hướng đang định hình.
Thu phí tại Việt Nam?
Thế giới đã hình thành xu hướng, nhưng khi nào xu hướng này lan đến Việt Nam thì có lẽ vẫn còn rất khó biết đích xác, bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như nhu cầu của mỗi báo, chất lượng nội dung, khả năng chịu chi trả của độc giả…
Chưa có tờ báo điện tử nào ở Việt Nam chính thức thu phí đọc báo online. Tuy vậy, cũng có một số tòa soạn đã nhen nhóm những kế hoạch sơ khai...
Mới đây, phiên bản mobile của trang tin tổng hợp Baomoi.com cũng bắt đầu thực hiện thu phí những tin bài “hot” với giá 5.000 đồng/bài, cho dù những tin bài này Baomoi không tự sản xuất (!).
Theo ông Lê Quốc Minh, ở Việt Nam, số lượng báo điện tử ngày càng nở rộ nhanh. Tuy nhiên, doanh số quảng cáo trên báo điện tử tăng trưởng giỏi lắm cũng chỉ 30 - 40 hoặc 50%/năm. Số báo điện tử đạt doanh thu lớn từ quảng cáo, khoảng 1 triệu USD/năm không tới 5 tờ.
Tâm lý của các nhà quảng cáo thường tìm đến những tờ báo lớn, có thương hiệu, thậm chí chấp nhận giá đắt. Do vậy, nếu không sống được bằng quảng cáo, “cửa sống” của báo nhỏ có lẽ chỉ còn trông vào bán nội dung, dĩ nhiên nếu như tờ báo có những nội dung chuyên biệt, và có một lượng độc giả trung thành.
Ở một góc độ khác, xu hướng thu phí sẽ còn được cộng hưởng khi doanh số và lợi nhuận báo in được nhìn nhận sẽ ngày càng đi xuống, trái ngược với sự phát triển mạnh mẽ của báo điện tử và các thiết bị tương hỗ như smartphone, máy tính bảng.
Vấn đề cốt lõi là, “tờ báo phải sản xuất nội dung thật có giá trị, còn nếu bán cho độc giả những nội dung không ra gì thì rất nguy hiểm. Người ta mua những thông tin không có giá trị và quay đi, sau đó là sự truyền miệng thì còn tệ hại hơn nhiều”, ông Lê Quốc Minh nhìn nhận.
“Một tờ báo thu phí thì khó tồn tại, nhưng nhiều tờ báo thu phí sẽ tạo ra tiêu chuẩn mới”, ông nhận xét thêm và cho rằng, muốn làm thì phải bắt đầu, nhưng không phải bắt đầu là có thể làm ngay được, vì thế phải có sự chuẩn bị và thử nghiệm. Thực tế thì với sự ảm đạm, khó khăn của kinh tế, miếng bánh quảng cáo một hai năm qua đã không thể phình to, thậm chí còn sụt giảm.
“Nếu các báo không đón đường chuẩn bị sẵn, thì chẳng hạn đến một ngày nào đó, doanh số báo in không giảm từ từ mà sụt mạnh, trong khi phiên bản điện tử chưa sẵn sàng để tạo doanh thu bù đắp thì tờ báo… sập tiệm”, ông Minh nói.
Tuy nhiên, việc thu phí sẽ phải đồng hành và gắn chặt với việc bảo vệ tác quyền, trong khi tại Việt Nam, đây vẫn còn là một thực tế nhức nhối trên các trang tin điện tử sống chủ yếu bằng tin tức “cắt dán”.
Cửa sổ thanh toán dành cho thị trường Việt Nam của Wall Street Journal phiên bản Online.
Khi đưa ra quan điểm này tại một hội thảo quốc tế về công nghệ và nội dung số, ông Lê Quốc Minh, Tổng biên tập Vietnam Plus (báo điện tử thuộc Thông tấn xã Việt Nam), nói vui có thể bị “ném đá” từ độc giả hay đồng nghiệp, nhưng “việc thu phí đọc báo trên website”, theo ông đang là xu hướng bắt buộc để tờ báo phát triển và để đem thông tin chất lượng đến cho độc giả.Xu hướng định hình
Cho đến nửa đầu những năm 2000, vẫn còn là “giai đoạn thử nghiệm” thu phí đọc báo online của làng báo thế giới, do bị ảnh hưởng bởi quan niệm thu tiền trên website sẽ mất độc giả.
Một điển hình là Wall Street Journal (Mỹ), bắt đầu thu phí vào năm 1997. Đến giữa năm 2007 thì có khoảng một triệu người trả tiền để đọc phiên bản điện tử của tờ báo này.
“Thu phí đọc báo online sẽ là bắt buộc” 1Việc thu phí đọc báo online sẽ không còn là câu chuyện thích hay không thích nữa, mà là bắt buộc để tồn tại". Ông Lê Quốc Minh, Tổng biên tập Vietnam Plus
Tháng 9/2005, một tên tuổi khác là New York Times (Mỹ) cũng bắt đầu dịch vụ thu phí. Tuy nhiên, New York Times đã hủy dịch vụ này vào tháng 9/2007 vì tiền phí không bù được doanh thu quảng cáo tiềm năng từ website miễn phí.
Một tờ báo khác của Anh là The Times cũng thu phí vào năm 2010, cho dù đây là trang tin tức tổng hợp và không chuyên sâu. Và kết cục là, một tháng sau khi “tính tiền”, The Times có 105.000 người trả tiền nhưng mất tới 4 triệu độc giả/tháng, giảm từ 6,4 triệu xuống còn 2,4 triệu.
Tuy nhiên, từ 2011 đến nay, quan điểm thu phí dường như đã được định hình rõ ràng hơn.
Dấu ấn lớn nhất là New York Times. Tháng 3/2011, tờ báo này quay lại việc tính phí, nhưng điều chỉnh bằng cách cho miễn phí một lượng tin bài nhất định, cụ thể là cho phép độc giả đọc 20 tin bài miễn phí mỗi tháng trước khi trả tiền thuê bao. Tháng 4/2012, New York Times giảm số lượng tin bài miễn phí xuống 10. Có 224.000 người trả tiền trong 3 tháng đầu tiên, và tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 470.000 thuê bao. Mức phí cho một tháng là từ 15 - 35 USD.
Financial Times trước đó cũng cho thực hiện thu phí đọc online và tính đến tháng 6/2012, tờ báo tài chính hàng đầu Anh quốc có 285.000 người trả phí. Financial Times hy vọng con số trả phí để đọc phiên bản điện tử sẽ còn cao hơn số người mua báo in vào năm 2013.
“Việc thu phí đọc báo online sẽ không còn là câu chuyện thích hay không thích nữa, mà là bắt buộc để tồn tại”, ông Lê Quốc Minh nêu quan điểm về một xu hướng đang định hình.
Thu phí tại Việt Nam?
Thế giới đã hình thành xu hướng, nhưng khi nào xu hướng này lan đến Việt Nam thì có lẽ vẫn còn rất khó biết đích xác, bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như nhu cầu của mỗi báo, chất lượng nội dung, khả năng chịu chi trả của độc giả…
Chưa có tờ báo điện tử nào ở Việt Nam chính thức thu phí đọc báo online. Tuy vậy, cũng có một số tòa soạn đã nhen nhóm những kế hoạch sơ khai...
Mới đây, phiên bản mobile của trang tin tổng hợp Baomoi.com cũng bắt đầu thực hiện thu phí những tin bài “hot” với giá 5.000 đồng/bài, cho dù những tin bài này Baomoi không tự sản xuất (!).
Việc thu phí sẽ phải đồng hành và gắn chặt với việc bảo vệ tác quyền, trong khi tại Việt Nam, đây vẫn còn là một thực tế nhức nhối trên các trang tin điện tử sống chủ yếu bằng tin tức “cắt dán”.
Theo ông Lê Quốc Minh, ở Việt Nam, số lượng báo điện tử ngày càng nở rộ nhanh. Tuy nhiên, doanh số quảng cáo trên báo điện tử tăng trưởng giỏi lắm cũng chỉ 30 - 40 hoặc 50%/năm. Số báo điện tử đạt doanh thu lớn từ quảng cáo, khoảng 1 triệu USD/năm không tới 5 tờ.
Tâm lý của các nhà quảng cáo thường tìm đến những tờ báo lớn, có thương hiệu, thậm chí chấp nhận giá đắt. Do vậy, nếu không sống được bằng quảng cáo, “cửa sống” của báo nhỏ có lẽ chỉ còn trông vào bán nội dung, dĩ nhiên nếu như tờ báo có những nội dung chuyên biệt, và có một lượng độc giả trung thành.
Ở một góc độ khác, xu hướng thu phí sẽ còn được cộng hưởng khi doanh số và lợi nhuận báo in được nhìn nhận sẽ ngày càng đi xuống, trái ngược với sự phát triển mạnh mẽ của báo điện tử và các thiết bị tương hỗ như smartphone, máy tính bảng.
Vấn đề cốt lõi là, “tờ báo phải sản xuất nội dung thật có giá trị, còn nếu bán cho độc giả những nội dung không ra gì thì rất nguy hiểm. Người ta mua những thông tin không có giá trị và quay đi, sau đó là sự truyền miệng thì còn tệ hại hơn nhiều”, ông Lê Quốc Minh nhìn nhận.
“Một tờ báo thu phí thì khó tồn tại, nhưng nhiều tờ báo thu phí sẽ tạo ra tiêu chuẩn mới”, ông nhận xét thêm và cho rằng, muốn làm thì phải bắt đầu, nhưng không phải bắt đầu là có thể làm ngay được, vì thế phải có sự chuẩn bị và thử nghiệm. Thực tế thì với sự ảm đạm, khó khăn của kinh tế, miếng bánh quảng cáo một hai năm qua đã không thể phình to, thậm chí còn sụt giảm.
“Nếu các báo không đón đường chuẩn bị sẵn, thì chẳng hạn đến một ngày nào đó, doanh số báo in không giảm từ từ mà sụt mạnh, trong khi phiên bản điện tử chưa sẵn sàng để tạo doanh thu bù đắp thì tờ báo… sập tiệm”, ông Minh nói.
Tuy nhiên, việc thu phí sẽ phải đồng hành và gắn chặt với việc bảo vệ tác quyền, trong khi tại Việt Nam, đây vẫn còn là một thực tế nhức nhối trên các trang tin điện tử sống chủ yếu bằng tin tức “cắt dán”.
Theo vneconomy.vn