Dữ liệu tiêm chủng COVID-19 vướng nhiều sai sót
Tính đến thời điểm hiện tại, các cơ sở y tế trên toàn quốc chưa sử dụng nền tảng tiêm chủng COVID-19 một cách triệt để, thông tin của người dân đưa lên hệ thống còn nhiều sai sót, từ khâu đăng ký, nhập đuổi…
- AICovidVN thu thập dữ liệu tiếng ho người mắc Covid-19
- Chứng nhận tiêm trên Sổ sức khỏe điện tử dự kiến sẽ xong trước ngày 20/9
- Đăng ký tiêm vaccine phòng Covid-19 qua “Sổ sức khỏe điện tử”
- Từ 1.7 liên thông hồ sơ sức khỏe điện tử trên cả nước
- Bộ Y tế đã triển khai phần mềm hồ sơ sức khỏe tại 8 tỉnh
- Bảo hiểm Xã hội - Bộ Y tế hợp tác xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử cho từng người dân
Theo ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế chia sẻ: Thời gian vừa qua, hệ thống nền tảng tiêm chủng COVID-19 có xảy ra một số lỗi khiến người dân bức xúc và gặp khó khăn khi cần đến thông tin tiêm chủng.
Khi tra cứu thông tin mũi tiêm vaccine COVID-19 trên ứng dụng sổ sức khỏe điện tử, có trường hợp mặc dù đã tiêm đủ 2 mũi nhưng hệ thống báo chưa tiêm mũi nào hoặc mới tiêm một mũi. Thậm chí, có trường hợp tra cứu 2 thời điểm khác nhau thì nhận được 2 kết quả khác nhau, khiến người dân lo lắng.
Lý giải cho sự việc trên, ông Nam cho hay: "Do số lượng người dùng tăng đột biến trong cùng thời điểm (do các điểm tiêm, số lượng người tiêm tăng đột biến trong thời gian vừa qua) nên việc đồng bộ dữ liệu gặp trục trặc, gây mất thông tin tạm thời. Ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, chúng tôi đã phối hợp với đơn vị phát triển phần mềm, đề nghị họ rà soát và khắc phục khẩn trương. Đơn vị phát triển phần mềm đã nhanh chóng tăng hiệu năng xử lý của hệ thống, rà soát việc đồng bộ dữ liệu và chuẩn hóa các dữ liệu. Vì vậy, vấn đề này chỉ là lỗi tạm thời, chứ không mất hẳn thông tin của người dân trên hệ thống”.
Cũng theo lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin, những dữ liệu không khớp với thông tin của người dân trên hệ thống tiêm chủng COVID-19 do nhiều nguyên nhân. Có thể thông tin người dân cập nhật trên ứng dụng sổ sức khỏe điện tử bị nhầm lần.
Hoặc do cơ sở tiêm chủng cập nhật lên hệ thống chậm nên khi tiêm xong, người dân chưa tra cứu được dữ liệu của mình trên hệ thống. Hoặc có thể, do chưa chuẩn bị kỹ nên khi triển khai tiêm, một số cơ sở y tế không thể cập nhật thông tin ngay tại thời điểm người đến tiêm khai báo, do đó khi cập nhật dữ liệu về sau dẫn đến những sai sót, nhầm lẫn.
“Nếu kiểm tra dữ liệu ngay thời điểm tiêm thì sẽ không xảy ra tình trạng này. Hoặc người tiêm sau khi đã đăng ký trên ứng dụng sổ sức khỏe điện tử hoặc Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 rồi thì khi đến điểm tiêm chủng, người dân chỉ việc quét mã QR là có dữ liệu khớp với thông tin của bản thân”, ông Nguyễn Trường Nam nhấn mạnh.
PV (T/h)