Dùng mũ giám sát để phát hiện người nhiễm Covid-19
Cảnh sát ở Trung Quốc, Dubai và Ý đang sử dụng những chiếc mũ giám sát này để quét thân nhiệt những người đi ngang qua trước mặt để kịp thời phát hiện bguowf nhiễm Covid-19
Business Insider cho biết, chiếc mũ giám sát trển có tên gọi là KC N901, đây là một chiếc mũ bảo hiểm ngoại cỡ được tích hợp nhiều tính năng thông minh, đến từ KC Wearable - một công ty công nghệ Trung Quốc.
Bên trong nó được trang bị một bộ vi xử lý ARM, màn hình hiển thị thực tế tăng cường, camera hồng ngoại và camera cảm biến ánh sáng thông thường. Theo thông số kỹ thuật của thiết bị, nó có thể phát hiện thân nhiệt của các đối tượng trong khoảng cách 2 mét, với độ chính xác trong khoảng sai lệch chỉ 0,3 độ C.
Khi một nhân viên thực thi pháp luật đội chiếc mũ bảo hiểm này lên, họ có thể làm bất kỳ điều nào sau đây: Đo thân nhiệt của một cá nhân cụ thể; đo thân nhiệt của những người đi qua trong một đám đông lớn; quét mã QR của một người để tìm hiểu dữ liệu cá nhân; kiểm tra biển số xe; phát hiện người trong bóng tối; hoặc nhận ra người sử dụng hệ thống nhận dạng khuôn mặt.
"Bất kỳ thông tin nào thu về sẽ được lưu trữ trên mũ bảo hiểm", công ty sản xuất tuyên bố.
Theo giám đốc phụ trách toàn cầu của KC Wearable, Tiến sĩ Jie Guo, hơn 1.000 mũ bảo hiểm đã được sử dụng trên khắp Trung Quốc. "Một quốc gia giấu tên", cô nói, "đã đặt hàng cả trăm mũ bảo hiểm và nhiều giao dịch quốc tế đang được thực hiện. Mỗi chiếc mũ có giá từ 5.000 đến 7.000 USD."
Nữ tiến sĩ này cho biết sau khi một số khách hàng đặt mua thử sản phẩm đã tiến hành thử nghiệm, sau đó đặt tiếp các đơn hàng lớn hơn. Đại diện công ty cũng cho biết họ đã gửi mũ bảo hiểm tới cho lực lượng cảnh sát của Ý và chính phủ Hà Lan để tiến hành thử nghiệm. Cảnh sát ở Dubai cũng đang sử dụng thiết bị này.
Business Insider đã tiếp cận đại sứ quán Ý và chính phủ Hà Lan để tìm hiểu, nhưng không có bình luận phản hồi. Tuy nhiên, một người dùng ở Ý chia sẻ trên Reddit cho thấy đã phát hiện ra một nhân viên vũ trang đang đội những chiếc mũ bảo hiểm tương tự, bên ngoài nhà thờ ở Milan trong tháng này.
Khi được hỏi về độ chính xác của khả năng quét thân nhiệt của thiết bị, Tiến sĩ Guo cho biết độ chính xác là "96%" và công ty đã tiến hành các thử nghiệm rộng rãi.
"Các cơ quan chính phủ và một số người mua tư nhân đang sử dụng loại mũ bảo hiểm này. Ở Trung Quốc, cảnh sát địa phương, y tá, nhân viên bảo vệ và nhân viên kiểm tra tại các trạm tàu điện ngầm đều sử dụng mũ bảo hiểm", tiến sĩ Guo chia sẻ.
Cô nói thêm rằng thiết bị rất linh hoạt, hơn hẳn các loại camera hồng ngoại được gắn cố định bởi có thể đeo hoặc dựng trên giá ba chân. Nếu phát hiện người có thân nhiệt bất thường, thiết bị sẽ báo động cho người sử dụng.
Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn hoài nghi về mức độ hữu ích của nó.
Giáo sư Davey Jones của Đại học Bangor, người đã dẫn dắt một dự án nghiên cứu về sự lây lan của COVID-19, chỉ vào tàu du lịch Diamond Princess, đã dò dẫm phản ứng của nó khi coronavirus lây lan qua tàu, lây nhiễm khoảng 700 người và giết chết 8 người .
"Ít nhất 25% người nhiễm corona virus mới không có triệu chứng gì, vì vậy rõ ràng họ không thể bị nhận diện theo thân nhiệt", giáo sư Davey Jones của Đại học Bangor nói. "Vì vậy, nếu bạn đã bỏ lỡ một tỷ lệ lớn những người này thì bạn cũng đang bỏ qua virus."
Giáo sư Jones nói thêm rằng mọi người có thể có thân nhiệt khác thường vì một số lý do khác, chẳng hạn như trải qua thời kỳ mãn kinh. Và điều này sẽ dẫn tới các kết quả sàng lọc sai lệch.
Còn theo tiến sĩ Chris Wright, một bác sĩ y khoa và chuyên gia về ảnh nhiệt tại Đại học Exeter, thì việc quét thân nhiệt chỉ hữu ích khi nó "được thực hiện đúng".
"Người đó cần đối diện với camera một cách trực diện vì việc đo sẽ bị ảnh hưởng bởi góc độ", ông nói. "Ngoài ra, khoảng cách cũng quan trọng. Quá gần thì việc đo sẽ bị ảnh hưởng bởi người vận hành thiết bị, quá xa thì mất độ nhạy."
Theo tiến sĩ Wright, để đo thân nhiệt, bạn cũng cần một camera có độ phân giải cao. Ví dụ như thiết bị chuyên dụng FLIR có độ phân giải 640 x 480, trong khi camera hồng ngoại của mũ bảo hiểm thông minh nói trên có độ phân giải chỉ 384 x 288. Theo ông, các thiết bị như vậy có thể hữu ích tại các sân bay, siêu thị... miễn là chúng sử dụng camera có độ phân giải cao.
Trên thực tế, ý tưởng này đã được đưa ra trước đó trong quá trình giải quyết khủng hoảng dịch SARS ở châu Á, nhưng đã có nhiều câu hỏi về hiệu quả của nó, bởi độ nhạy không đảm bảo và bất cứ trường hợp bỏ sót nào đều có thể dẫn tới hậu quả khôn lường.
Ngoài ra, một câu hỏi cần giải đáp là việc ai nên đội những chiếc mũ bảo hiểm này, và họ nên làm gì sau khi cảnh báo được kích hoạt. Ví dụ như cảnh sát sử dụng cần tiến hành bắt giữ như thế nào, cần trang bị găng tay hay khẩu trang ra sao...
Thùy Chi (T/h)