Gia công phần mềm: Góc nhìn từ Ấn Độ
19:14, 19/12/2012
Ấn Độ là một trong những nước phát triển rất thành công ngành gia công phần mềm. Lĩnh vực này đóng góp tỷ lệ lớn vào ngành công nghiệp phần mềm Ấn Độ, góp phần đưa ngành công nghiệp phần mềm từ chỗ chỉ đạt doanh thu 150 triệu USD năm 1991, gia công phần mềm Ấn Độ đã tăng trưởng lên đến 5,7 tỷ USD vào năm 1999 và đạt mức 71 tỷ USD vào năm 2008 (NASSCOM, 2009). Lĩnh vực này cũng đã đóng góp 5,8% vào GDP của đất nước. Ngày nay, gia công phần mềm và dịch vụ của Ấn Độ đã xuất khẩu đến 95 quốc gia trên thế giới. Trong đó, thị phần tại thị trường Bắc Mỹ (U.S. & Canada) chiếm khoảng 61%. Tính đến đầu năm 2012, doanh thu của ngành gia công phần mềm và dịch vụ CNTT của Ấn Độ đã vượt 100 tỷ USD. Ấn Độ đã tập trung đào tạo 2,5 triệu nhân lực CNTT để làm ra 100 tỷ USD. Số nhân lực CNTT của Ấn Độ chỉ chiếm 0,25 tổng dân số nhưng đã đóng góp 8% GDP của quốc gia này. Điều này chứng tỏ CNTT đóng vai trò rất quan trọng cho nền kinh tế của Ấn Độ.
Chính phủ Ấn Độ đã đóng một vai trò quan trọng trong phát triển lĩnh vực gia công phần mềm Ấn Độ. Vào năm 1986, Chính phủ Ấn Độ đã thông báo một loạt các chính sách ưu đãi nhằm phát triển ngành gia công phần mềm. Năm 1988, Chính phủ Ấn Độ ban hành chính sách hướng về thị trường thế giới (World Market Policy) với trọng tâm là xuất khẩu dịch vụ gia công phần mềm và thành lập các công viên phần mềm trên toàn quốc (Software Technology Parks of India - STP). Để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Chính phủ Ấn Độ cho phép các công ty nước ngoài được thành lập với 100% vốn nước ngoài và miễn thuế nhập khẩu cho tất cả các thiết bị và sản phẩm phục vụ sản xuất phần mềm.
Nguyên nhân thành công
Một số nguyên nhân đưa đến thành công của gia công phần mềm Ấn Độ gồm có nguồn nhân lực, yếu tố văn hóa, đầu tư nước ngoài (FDI), cải tổ cơ cấu kinh tế,... Trước hết, nói về nhân lực, Ấn Độ có một nguồn lao động dồi dào, được đào tạo bài bản các kỹ năng chuyên môn và thành thạo Anh ngữ. Do lịch sử là một thuộc địa của Anh quốc nên Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong xã hội Ấn Độ. Hầu như tất cả các trường đại học của Ấn Độ đều đào tạo bằng tiếng Anh, do vậy sinh viên ra trường hầu như khộng bị hạn chế bởi vấn đề ngôn ngữ Tiếng Anh. Chính phủ Ấn Độ cũng có chính sách phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực CNTT. Nếu như năm 1985, số kỹ sư IT được đào tạo tại Ấn Độ đạt tỷ lệ 59 trên 1 triệu dân thì đến năm 2003, tỷ lệ này đã tăng lên đến 405 kỹ sư IT trên 1 triệu dân, đạt tổng số 440 nghìn kỹ sư IT. Phần lớn các doanh nghiệp phần mềm lớn của Ấn Độ trong giai đoạn đầu phát triển đều cử người đi làm thuê tại các các công ty Mỹ. Lực lượng lao động của Ấn Độ có tuổi đời trẻ và năng động, tại thời điểm năm 2007, hơn 60% dân số Ấn Độ có độ tuổi dưới 25 tuổi. Đây là một nhân tố quan trọng để phát triển ngành gia công phần mềm, lĩnh vực đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, năng động và sáng tạo.
Một yếu tố quan trọng tiếp theo là văn hóa của người Ấn Độ, mà trọng tâm là ở lĩnh vực giáo dục. Truyền thống hiếu học của xã hội Ấn Độ và sự hậu thuẫn mạnh mẽ của cha mẹ cho con cái trong học tập và cung cấp các điều kiện học tập tốt nhất. Điều này đã tạo ra lực lượng lao động có trình độ cao, thích hợp với ngành gia công phần mềm của Ấn Độ. Một đặc điểm văn hóa khác là cam kết và sự cống hiến hết mình cho công việc của người Ấn Độ, thông thường một người lao động trong ngành phần mềm Ấn Độ làm việc trên 10h / ngày tại công ty.
Bên cạnh đó, Ấn Độ rất thành công trong thu hút các công ty đa quốc gia về CNTT. Bắt đầu từ những năm 80, khi mà rất nhiều nước còn đang thi hành chính sách đóng cửa để bảo hộ sản xuất trong nước, thì Ấn độ đã mở cửa thị trường thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực CNTT. Chính phủ Ấn Độ đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển các công viên phần mềm nhằm thu hút các công ty nước ngoài và trong nước vào làm việc. Các công viên phần mềm được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, được hưởng các ưu đãi về đường truyền viễn thông, miễn giảm thuế, giảm giá thuê đất và nhiều chính sách ưu đãi khác. Các chính sách này đã thu hút được rất nhiều tập đoàn CNTT đa quốc gia. Hiệu ứng kéo theo rất lớn của các tập đoàn này dẫn đến việc hầu như các tập đoàn phần mềm lớn trên thế giới hiện nay đều có trung tâm phát triển phần mềm ở Ấn độ. Và các Trung tâm này đã đem lại nguồn doanh thu chính cho ngành gia công phần mềm của nước này.
Một nguyên nhân quan trọng khác là các cải tổ về cơ cấu kinh tế. Ấn Độ đã tăng tốc mở cửa nền kinh tế vào đầu những năm 1990s, hướng về các nền kinh tế phát triển trên thế giới, đặc biệt là thu hút đầu tư và xuất khẩu dịch vụ IT sang các nước Phương Tây. Ấn Độ cũng đẩy nhanh quá trình tư nhân hóa ngành viễn thông, tạo tiền đề quan trọng về cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp phần mềm. Ngoài ra, là vai trò của lực lượng Ấn kiều. Đội ngũ này đóng vai trò rất lớn cho gia công phần mềm Ấn Độ với số lượng đông đảo Ấn kiều hoạt động trong lĩnh vực CNTT đã quay trở về đầu tư phát triển phần mềm ở quê hương. Hầu hết các công ty phần mềm lớn của Ấn độ hiện nay đều có liên quan đến lực lượng Ấn kiều hồi hương. Lực lượng Ấn kiều cũng đã hỗ trợ rất lớn cho việc marketing và tìm kiếm các hợp đồng gia công cho các doanh nghiệp phần mềm Ấn độ.
Nguyên nhân cuối cùng nằm ở chiến lược tập trung cho xuất khẩu dịch vụ phần mềm của Ấn Độ. Chiến lược của công nghiệp phần mềm Ấn Độ là tập trung vào các dịch vụ gia công cho nước ngoài chứ không đặt nặng việc phát triển phần mềm đóng gói. Thực tế cho thấy chiến lược này rất phù hợp với hoàn cảnh Ấn Độ, và loại hình dịch vụ này đã đem lại cho ngành gia công phần mềm nước này nguồn việc làm dồi dào và kèm theo là một nguồn doanh thu lên đến hàng chục tỷ USD mỗi năm.
Một số bài học cho ngành gia công phần mềm Việt Nam
Có thể nói, gia công phần mềm là một ngành chiến lược của rất nhiều các công ty hiện nay ở Việt Nam. Khi mà sự đòi hỏi về tin học hóa hoạt động doanh nghiệp ngày càng lớn, nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, hơn nữa khi mà sự thiếu hụt về chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin đã trở nên khẩn thiết, thì việc chuyển giao việc phát triển quản lý một phần hoặc toàn bộ mảng tin học bao gồm phần cứng và phần mềm cho một đội ngũ chuyên nghiệp, có chất lượng cao, sẵn sàng phục vụ đúng lúc và đáng tin cậy, trở thành một trong những lựa chọn tốt nhất để giải quyết tình trạng này.
Trong rất nhiều trường hợp, việc chuyển giao mang lại sự tăng tiến cả về số lượng lẫn chất lượng cũng như giảm giá thành sản phẩm một cách đáng kể. Tuy nhiên, các nhà lập trình hoặc quản trị dự án có tài năng và tâm huyết luôn là nguồn tài nguyên quí hiếm, nhất là ở những nước đang phát triển như Việt Nam.
Do đó để phát triển ngành gia công phần mềm, Việt Nam cần tập trung vào các chiến lược cụ thể, thiết thực như chiến lược tạo dựng thương hiệu cho ngành gia công phần mềm Việt Nam, ví dụ như giá rẻ, sự chuyên nghiệp,... từ đó dần dần sẽ tạo thị trường cho ngành công nghiệp gia công của Việt Nam.
Bên cạnh đó, điểm quan trọng là đầu tư ngành nhân lực, vì đây chính là mấu chốt của ngành công nghiệp gia công phần mềm. Nhân công Việt Nam tiếp thu cái mới rất nhanh nhưng chuyên nghiệp, bài bản thì lại không bằng các quốc gia khác. Nếu nói tới tính nghiêm túc, tính kỷ luật, người Việt Nam không thể so sánh với nhân công Ấn Độ hay ngay cả với quốc gia láng giềng là Trung Quốc.
Hiện nay Bộ TTTT đang đề xuất triển khai các chương trình nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực CNTT về tiếng Anh, trình độ chuyên môn, đặc biệt là đủ kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế với kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm”. Cụ thể, theo Đề án Đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT, dự kiến Việt Nam sẽ có được 1 triệu nhân lực CNTT đạt trình độ tương đương của Ấn Độ thì có thể mang lại doanh thu khoảng 50 tỷ USD cho ngành công nghiệp này.
Cuối cùng, cũng cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng tốt, trong đó cần nghiên cứu để nhận diện những kỹ năng chuyên sâu, đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển(R&D) để nhận biết những sở trường của ngành công nghiệp công nghệ thông tin nói chung và gia công phần mềm nói riêng và phát triển các cơ hội cho tương lai.
Thay lời kết
Hiện nay ở Việt Nam, đã có một số các công ty làm về gia công phần mềm lớn, đạt hơn 500 lập trình viên, có vốn đầu tư nước ngoài hoặc của Việt kiều, tập trung tại các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội như FPT Software, CMC Soft, Tập đoàn CSC, TMA, Global CyberSoft Vietnam,... Trong đó, nhiều doanh nghiệp gia công phần mềm Việt Nam đang phát triển tương đối tốt, ngay cả trong giai đoạn suy thoái. Tính đến hết tháng 9/2012, FPT Software đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu khoảng 30% so với cùng kỳ 2011. Dự kiến năm 2012, FPT Software đạt tốc độ tăng trưởng 30% so với 2011. Công ty Vnext Software chuyên gia công phần mềm cho duy nhất thị trường Nhật Bản cũng tăng trưởng doanh thu tới 30 - 40% so với cùng kỳ. Mảng gia công phần mềm của CMC Soft tăng trưởng doanh thu 20 - 25% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó mảng gia công các dịch vụ theo hướng thiết bị di động tăng lên. Công ty Nhà thông minh SmartHome thuộc BKAV với mảng sản xuất, kinh doanh sản phẩm, thiết bị gia dụng thông minh cũng hoàn tất mục tiêu bắt buộc phải đạt đã đề ra từ đầu năm, doanh thu so với năm ngoái tăng trưởng khoảng 1,5 tới 2 lần.
Vì vậy, có thể nói, gia công phần mềm, với những bài học từ ngành gia công phần mềm của Ấn Độ đang là hướng đi đúng cho Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu.
Nguyên nhân thành công
Một số nguyên nhân đưa đến thành công của gia công phần mềm Ấn Độ gồm có nguồn nhân lực, yếu tố văn hóa, đầu tư nước ngoài (FDI), cải tổ cơ cấu kinh tế,... Trước hết, nói về nhân lực, Ấn Độ có một nguồn lao động dồi dào, được đào tạo bài bản các kỹ năng chuyên môn và thành thạo Anh ngữ. Do lịch sử là một thuộc địa của Anh quốc nên Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong xã hội Ấn Độ. Hầu như tất cả các trường đại học của Ấn Độ đều đào tạo bằng tiếng Anh, do vậy sinh viên ra trường hầu như khộng bị hạn chế bởi vấn đề ngôn ngữ Tiếng Anh. Chính phủ Ấn Độ cũng có chính sách phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực CNTT. Nếu như năm 1985, số kỹ sư IT được đào tạo tại Ấn Độ đạt tỷ lệ 59 trên 1 triệu dân thì đến năm 2003, tỷ lệ này đã tăng lên đến 405 kỹ sư IT trên 1 triệu dân, đạt tổng số 440 nghìn kỹ sư IT. Phần lớn các doanh nghiệp phần mềm lớn của Ấn Độ trong giai đoạn đầu phát triển đều cử người đi làm thuê tại các các công ty Mỹ. Lực lượng lao động của Ấn Độ có tuổi đời trẻ và năng động, tại thời điểm năm 2007, hơn 60% dân số Ấn Độ có độ tuổi dưới 25 tuổi. Đây là một nhân tố quan trọng để phát triển ngành gia công phần mềm, lĩnh vực đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, năng động và sáng tạo.
Bên cạnh đó, Ấn Độ rất thành công trong thu hút các công ty đa quốc gia về CNTT. Bắt đầu từ những năm 80, khi mà rất nhiều nước còn đang thi hành chính sách đóng cửa để bảo hộ sản xuất trong nước, thì Ấn độ đã mở cửa thị trường thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực CNTT. Chính phủ Ấn Độ đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển các công viên phần mềm nhằm thu hút các công ty nước ngoài và trong nước vào làm việc. Các công viên phần mềm được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, được hưởng các ưu đãi về đường truyền viễn thông, miễn giảm thuế, giảm giá thuê đất và nhiều chính sách ưu đãi khác. Các chính sách này đã thu hút được rất nhiều tập đoàn CNTT đa quốc gia. Hiệu ứng kéo theo rất lớn của các tập đoàn này dẫn đến việc hầu như các tập đoàn phần mềm lớn trên thế giới hiện nay đều có trung tâm phát triển phần mềm ở Ấn độ. Và các Trung tâm này đã đem lại nguồn doanh thu chính cho ngành gia công phần mềm của nước này.
Một nguyên nhân quan trọng khác là các cải tổ về cơ cấu kinh tế. Ấn Độ đã tăng tốc mở cửa nền kinh tế vào đầu những năm 1990s, hướng về các nền kinh tế phát triển trên thế giới, đặc biệt là thu hút đầu tư và xuất khẩu dịch vụ IT sang các nước Phương Tây. Ấn Độ cũng đẩy nhanh quá trình tư nhân hóa ngành viễn thông, tạo tiền đề quan trọng về cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp phần mềm. Ngoài ra, là vai trò của lực lượng Ấn kiều. Đội ngũ này đóng vai trò rất lớn cho gia công phần mềm Ấn Độ với số lượng đông đảo Ấn kiều hoạt động trong lĩnh vực CNTT đã quay trở về đầu tư phát triển phần mềm ở quê hương. Hầu hết các công ty phần mềm lớn của Ấn độ hiện nay đều có liên quan đến lực lượng Ấn kiều hồi hương. Lực lượng Ấn kiều cũng đã hỗ trợ rất lớn cho việc marketing và tìm kiếm các hợp đồng gia công cho các doanh nghiệp phần mềm Ấn độ.
Nguyên nhân cuối cùng nằm ở chiến lược tập trung cho xuất khẩu dịch vụ phần mềm của Ấn Độ. Chiến lược của công nghiệp phần mềm Ấn Độ là tập trung vào các dịch vụ gia công cho nước ngoài chứ không đặt nặng việc phát triển phần mềm đóng gói. Thực tế cho thấy chiến lược này rất phù hợp với hoàn cảnh Ấn Độ, và loại hình dịch vụ này đã đem lại cho ngành gia công phần mềm nước này nguồn việc làm dồi dào và kèm theo là một nguồn doanh thu lên đến hàng chục tỷ USD mỗi năm.
Một số bài học cho ngành gia công phần mềm Việt Nam
Có thể nói, gia công phần mềm là một ngành chiến lược của rất nhiều các công ty hiện nay ở Việt Nam. Khi mà sự đòi hỏi về tin học hóa hoạt động doanh nghiệp ngày càng lớn, nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, hơn nữa khi mà sự thiếu hụt về chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin đã trở nên khẩn thiết, thì việc chuyển giao việc phát triển quản lý một phần hoặc toàn bộ mảng tin học bao gồm phần cứng và phần mềm cho một đội ngũ chuyên nghiệp, có chất lượng cao, sẵn sàng phục vụ đúng lúc và đáng tin cậy, trở thành một trong những lựa chọn tốt nhất để giải quyết tình trạng này.
Do đó để phát triển ngành gia công phần mềm, Việt Nam cần tập trung vào các chiến lược cụ thể, thiết thực như chiến lược tạo dựng thương hiệu cho ngành gia công phần mềm Việt Nam, ví dụ như giá rẻ, sự chuyên nghiệp,... từ đó dần dần sẽ tạo thị trường cho ngành công nghiệp gia công của Việt Nam.
Bên cạnh đó, điểm quan trọng là đầu tư ngành nhân lực, vì đây chính là mấu chốt của ngành công nghiệp gia công phần mềm. Nhân công Việt Nam tiếp thu cái mới rất nhanh nhưng chuyên nghiệp, bài bản thì lại không bằng các quốc gia khác. Nếu nói tới tính nghiêm túc, tính kỷ luật, người Việt Nam không thể so sánh với nhân công Ấn Độ hay ngay cả với quốc gia láng giềng là Trung Quốc.
Hiện nay Bộ TTTT đang đề xuất triển khai các chương trình nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực CNTT về tiếng Anh, trình độ chuyên môn, đặc biệt là đủ kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế với kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm”. Cụ thể, theo Đề án Đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT, dự kiến Việt Nam sẽ có được 1 triệu nhân lực CNTT đạt trình độ tương đương của Ấn Độ thì có thể mang lại doanh thu khoảng 50 tỷ USD cho ngành công nghiệp này.
Cuối cùng, cũng cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng tốt, trong đó cần nghiên cứu để nhận diện những kỹ năng chuyên sâu, đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển(R&D) để nhận biết những sở trường của ngành công nghiệp công nghệ thông tin nói chung và gia công phần mềm nói riêng và phát triển các cơ hội cho tương lai.
Thay lời kết
Hiện nay ở Việt Nam, đã có một số các công ty làm về gia công phần mềm lớn, đạt hơn 500 lập trình viên, có vốn đầu tư nước ngoài hoặc của Việt kiều, tập trung tại các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội như FPT Software, CMC Soft, Tập đoàn CSC, TMA, Global CyberSoft Vietnam,... Trong đó, nhiều doanh nghiệp gia công phần mềm Việt Nam đang phát triển tương đối tốt, ngay cả trong giai đoạn suy thoái. Tính đến hết tháng 9/2012, FPT Software đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu khoảng 30% so với cùng kỳ 2011. Dự kiến năm 2012, FPT Software đạt tốc độ tăng trưởng 30% so với 2011. Công ty Vnext Software chuyên gia công phần mềm cho duy nhất thị trường Nhật Bản cũng tăng trưởng doanh thu tới 30 - 40% so với cùng kỳ. Mảng gia công phần mềm của CMC Soft tăng trưởng doanh thu 20 - 25% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó mảng gia công các dịch vụ theo hướng thiết bị di động tăng lên. Công ty Nhà thông minh SmartHome thuộc BKAV với mảng sản xuất, kinh doanh sản phẩm, thiết bị gia dụng thông minh cũng hoàn tất mục tiêu bắt buộc phải đạt đã đề ra từ đầu năm, doanh thu so với năm ngoái tăng trưởng khoảng 1,5 tới 2 lần.
Vì vậy, có thể nói, gia công phần mềm, với những bài học từ ngành gia công phần mềm của Ấn Độ đang là hướng đi đúng cho Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu.
Thiện Lương