Giải pháp số “Make in Vietnam” của MISA góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

10:38, 19/11/2020

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp công nghệ với vai trò tạo ra nền tảng số - cơ sở đưa mọi hoạt động từ đời thực vận hành trên môi trường số chính là động lực của chuyển đổi số quốc gia. Được biết đến như một trong những doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, MISA đang có những đóng góp đáng kể cho cộng đồng doanh nghiệp, các đơn vị Hành chính sự nghiệp trong chuyển đổi số.

26 năm chuyển đổi số cho đất nước

Trong 26 năm qua, các sản phẩm dịch vụ của MISA đã bước đầu số hóa hoạt động của hơn 250.000 đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Doanh nghiệp này đã xây dựng hoàn thiện hệ sinh thái giải pháp số để phục vụ từ những người làm công tác tài chính – kế toán, quản trị doanh nghiệp cho đến các cán bộ trong đơn vị hành chính sự nghiệp hay ngành giáo dục.

Các hoạt động, giải thưởng liên quan đến Chuyển đổi số của MISA

Đại diện MISA cho biết đơn vị đã ứng dụng các công nghệ mới nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại nhiều tiện ích hơn cho người dùng. Trong đó, có thể kể đến công nghệ điện toán đám mây – Cloud giúp thực hiện công việc mọi lúc, mọi nơi; công nghệ blockchain đảm bảo an ninh thông tin, giao dịch an toàn; công nghệ AI với những trải nghiệm mới cho người dùng hay Big Data nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu chung.

Chuyển đổi số trong quản trị doanh nghiệp

Nhiều năm trở lại đây, bên cạnh tên tuổi gắn liền với phần mềm tài chính – kế toán, MISA còn được biết đến bởi hiệu quả thực tế mà nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS mang lại tại hơn 12.000 đơn vị trong hành trình đưa mọi hoạt động lên môi trường số.

Các phân hệ nghiệp vụ của Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS

Nền tảng như một chợ ứng dụng bao gồm hơn 20 phần mềm và được chia làm 4 mảng chính: tài chính – kế toán, bán hàng, nhân sự, điều hành. Các phần mềm này được liên kết chặt chẽ nhằm tự động cập nhật dữ liệu chéo giữa các phòng ban, hỗ trợ công tác nhập liệu, tổng hợp báo cáo. Đồng thời, MISA cũng triển khai tích hợp nhiều đối tác thứ 3 như các sàn tuyển dụng, trang thương mại điện tử, ngân hàng… để người dùng có thể thực hiện mọi nghiệp vụ chỉ trên một tảng duy nhất.

Từ doanh nghiệp lớn đến hộ kinh doanh cá thể đều có thể sử dụng MISA AMIS với riêng lẻ hoặc toàn bộ phần mềm, sát với nhu cầu của tổ chức nhằm tiết kiệm chi phí tối đa và tận dụng hết công năng của phần mềm. Mới đây, nền tảng này vừa giành giải thưởng Chuyển đổi số 2020 cho hiệu quả thực tiễn trong chuyển đổi số tại các doanh nghiệp.

Chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước, đơn vị Hành chính sự nghiệp và Chính phủ điện tử

Nhằm đóng góp vào công cuộc xây dựng Chính phủ số, MISA phát triển Nền tảng quản trị tài chính Nhà nước MISA FinGov được xây dựng với đầy đủ các nghiệp vụ từ kế toán, quản lý ngân sách, tài sản công đến phân tích tài chính, báo cáo… hợp nhất trên một nền tảng duy nhất. Nền tảng giúp cho công tác quản trị tài chính, ngân sách Nhà nước trở nên đơn giản, minh bạch hơn.

Mô hình nền tảng quản trị tài chính nhà nước của MISA

Bên cạnh đó, MISA còn cung cấp giải pháp giúp lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu cán bộ công chức viên chức đắc lực cho các cơ quan Nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp MISA QLCB. Nền tảng giúp đơn vị có thể điện tử hóa được hồ sơ của toàn bộ CBCCVC, số hóa quy trình quản lý để tra cứu thông tin, quản lý đơn vị nhanh chóng, hiệu quả và xây dựng cơ sở dữ liệu về CBCCVC toàn ngành Nội vụ.

Chuyển đổi số cho ngành Giáo dục, hướng đến nền giáo dục thông minh

Trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, giáo dục được xem là một trong tám lĩnh vực trọng điểm ưu tiên chuyển đổi số. Đáp kịp yêu cầu chuyển đổi số của ngành giáo dục, MISA QLTH đã ứng dụng các công nghệ số mới nhất để hợp nhất mọi nghiệp vụ quản lý giáo dục trên một hệ thống và tích hợp với cổng dữ liệu quốc gia của ngành giáo dục. Được phát triển từ năm 2013, nền tảng hiện đang ứng dụng tại hơn 18.000 trường học, 248 Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng 48 Sở Giáo dục và Đào tạo.

 

Có thể nói, quyết định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” chính là “đòn bẩy” mạnh mẽ để các đơn vị hành chính công, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng áp dụng các tiến bộ công nghệ. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp công nghệ như MISA có thể phát huy vai trò, thế mạnh để thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

PV