Hà Nội đi đầu cả nước trong xử lý vi phạm quảng cáo qua mạng viễn thông
Theo Phó Giám đốc Nguyễn Tiến Sỹ, Sở Thông tin - Truyền thông (TT&TT) Hà Nội là đơn vị đi đầu cả nước trong công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo qua mạng viễn thông theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP.
- Cần xếp hạng đạo đức trong quảng cáo thực phẩm chức năng
- Quản lý quảng cáo trên mạng hướng đến “Tuân thủ - An toàn - Trách nhiệm”
- Trang Facebook MidJourney AI giả mạo đã quảng cáo phần mềm độc hại tới 1,2 triệu người
- Phạt FPT, VTV 135 triệu đồng vì phát nội dung quảng bá, quảng cáo trang thông tin điện tử (website) cá độ bất hợp pháp
- Kịp thời kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép
- Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu xử lý việc quảng cáo, mua bán thuốc lá điện tử qua mạng xã hội
- Thử nghiệm "quảng cáo tạm dừng" mới của Youtube gây nhiều tranh cãi
- Truy vết các đối tượng có hành vi tán phát thông tin quảng cáo hoạt động đánh bạc qua mạng
- Thông số Bits/Pixel là gì?
Ngày 31/5, Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hà Nội đã làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông về việc thực hiện các quy định của pháp luật về quảng cáo trên địa bàn TP Hà Nội từ năm 2018 đến nay.
Thông tin tới Đoàn giám sát, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) Trần Thị Vân Anh cho biết, công tác quản lý hoạt động quảng cáo luôn được Sở VH-TT coi là nhiệm vụ trọng tâm, tập trung chỉ đạo, đạt được kết quả khả quan. Công tác tuyên truyền cổ động trực quan kết hợp quảng cáo thương mại sử dụng công nghệ hiện đại, phát huy tác dụng, đóng góp một phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.
Về kết quả cụ thể, trong hoạt động quảng cáo theo hình thức xã hội hóa, trên địa bàn TP có 45 vị trí đã lắp dựng, trong đó Sở VH-TT đã chấp thuận nội dung quảng cáo tại 28 cầu vượt, nhưng đến nay các văn bản đã hết hiệu lực. Sở VH-TT dừng chấp thuận nội dung thông báo sản phẩm quảng cáo tại cầu vượt cho người đi bộ theo chỉ đạo của UBND TP tại văn bản số 256/TB-UBND ngày 8/3/2019.
Có 11.886 bảng quảng cáo tại các thùng rác công nghệ theo dự án xã hội hóa được UBND TP cho phép thực hiện, trong đó, Sở VH-TT chấp thuận nội dung quảng cáo thí điểm tại 587 thùng rác công nghệ trên địa bàn 6 quận (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân).
Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Trần Thị Vân Anh thông tin tới Đoàn giám sát.
Theo Phó Giám đốc Sở VH-TT, để đáp ứng xu hướng phát triển ngành quảng cáo trở thành ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn, Sở đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các văn bản của Nhà nước, TP trong hoạt động này; tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn liên quan; định hướng xây dựng ngành quảng cáo thành ngành công nghiệp mũi nhọn.
Cùng với đó, hoàn thiện, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến giải quyết hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo. Nghiên cứu, xây dựng các chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước đối với lĩnh vực này. Xây dựng Đề án phát triển quảng cáo ngoài trời trên địa bàn TP với tầm nhìn từ 5 năm đến 10 năm.
Trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, từ năm 2018 đến quý 1/2024, Sở VH-TT đã kiểm tra, phát hiện và xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm trong hoạt động quảng cáo với tổng số tiền trên 6,8 tỷ đồng.
Cũng trong buổi làm việc, ông Nguyễn Tiến Sỹ, Phó Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội cho biết, thời gian qua các cơ quan báo chí TP thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Quảng cáo năm 2012 và các quy định liên quan (về diện tích, thời lượng quảng cáo; phân biệt quảng cáo với các nội dung khác; thực hiện ký kết hợp đồng quảng cáo theo đúng quy định...).
Về công tác quản lý hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng, từ năm 2018 đến nay, Sở TT&TT tập trung rà soát, xử lý các hành vi vi phạm về quảng cáo sản phẩm, dịch vụ bị cấm; quảng cáo sản phẩm, dịch vụ tài chính bất hợp pháp; quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm pháp luật… Qua rà soát 253 trang thông tin điện tử Sở đã tổng hợp 92 đơn vị có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật quảng cáo.
Phó giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Nguyễn Tiến Sỹ thông tin tại buổi làm việc.
Đối với công tác xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo, Sở TT&TT là đơn vị đi đầu cả nước trong công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo qua mạng viễn thông theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP. Sở đã sử dụng hệ thống nhắn tin định danh Brandname thực hiện nhắn 650 tin nhắn để thông báo mời các chủ thuê bao đến làm việc; đã xử phạt 8 tổ chức, 5 cá nhân vi phạm tin nhắn rác, cuộc gọi rác; đã đề nghị doanh nghiệp viễn thông tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với 538 số điện thoại thực hiện cuộc gọi rác, tin nhắn rác.
Từ năm 2018 đến nay, Sở TT&TT đã đề nghị doanh nghiệp viễn thông ngừng cung cấp dịch vụ đối với 4.871 số điện thoại thực hiện quảng cáo rao vặt sai quy định. Sở đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã xử phạt vi phạm hành chính đối với 156 chủ thuê bao sử dụng số điện thoại liên hệ trên quảng cáo, rao vặt sai quy định với số tiền xử phạt là 241, 5 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Sở TT&TT thường xuyên thực hiện rà soát vi phạm trên môi trường mạng, xử phạt vi phạm về quảng cáo trên mạng (trong 2 năm 2022, 2023) là 302,5 triệu đồng.
Theo Tạp chí Sở hữu Trí tuệ & Sáng tạo