Hàng loạt trụ sạc điện công nghệ 'lạc hậu' của VinFast được thay thế
Mới đây, hàng loạt các trụ sạc điện dành cho ô tô điện tại khu đô thị Vinsmart City đã được tháo dỡ, thay thế bằng các trụ sạc điện mới có công suất cao hơn, trụ sạc cũ không đáp ứng được nên cần thay thế, dỡ bỏ.
Vào ngày 6/3, tại bãi xe khu đô thị Vinsmart City Tây Mỗ đã diễn ra tình trạng các công nhân tháo dỡ hàng loạt trụ sạc điện, theo thông tin ghi nhận tại đây thì lý do là để thay thế trụ sạc, trạm sạc mới có công suất cao hơn, đảm bảo hơn. Các trụ sạc cũ không đảm bảo công suất để đáp ứng dẫn đến cần thay thế.
Các trụ sạc điện cũ được dỡ bỏ là các sản phẩm được sản xuất vào năm 2022, đầu ra có công suất là 11KW thuộc model ECSA11K02201X551, được thiết kế và sản xuất bởi công ty CP SX&KD VinFast, địa chỉ Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải - Hải Phòng.
Hàng loạt trụ sạc điện 11kW được tháo dỡ thay thế do không đáp ứng được nhu cầu mới.
Thiết bị sạc
Tại trạm sạc Vinfast, các thiết bị sạc là những dòng sản phẩm dùng cho ô tô, xe máy điện do Vinfast sản xuất và bán ra thị trường.
Các trụ sạc xe máy có công dụng sạc pin cho những dòng xe máy điện thuộc thương hiệu Vinfast. Mỗi trạm sạc Vinfast sẽ có nhiều cụm sạc xe máy với thời gian sạc tiêu chuẩn là 4 tiếng.
Các trụ sạc ô tô có công dụng sạc phương tiện trong thời gian dài ở bãi đỗ xe công cộng. Tùy vào từng trụ sạc mà thời gian sạc đầy pin của phương tiện sẽ khác nhau, cụ thể:
-
Trụ DC 30kW: có thể đầy 80% pin trong 40 đến 120 phút.
-
Trụ DC 60kW: Có thể sạc nhanh 80% pin trong khoảng 30 đến 90 phút
Những trụ sạc điện này sau khi được thay thế, dỡ bỏ sẽ đi về đâu? Còn giá trị không vì mới sản xuất năm 2022.
Trạm sạc, trụ sạc ô tô 11kW
Thời gian sạc của trụ này theo thông tin trên trang autobikes.vn thời gian sạc cho xe điện vinfast VF e34 là 6 giờ
Trạm sạc này có ưu điểm là giá thành rẻ nhất trong tất cả các trạm sạc, đổi lại thời gian sạc là lâu hơn so với các trạm sạc khác.
Trạm sạc, trụ sạc ô tô 30kW
Đây là trạm sạc có tính ưu việt nhất so với các trạm sạc khác, bởi chúng phù hợp với nhiều tiêu chí, như thời gian sạc ngắn hơn, theo thông tin trên các diễn đàn, với xe VF e34 có thể sạc từ 0 đến 100% chỉ mất 2 giờ, giá thành phù hợp hơn, giá trụ sạc này trên thị trường chỉ vào khoảng từ 30 triệu đến dưới 60 triệu đồng/trạm sạc.
Trạm sạc, trụ sạc ô tô 110KW, 220KW, 300KW
Với trạm 110KW, 220KW, 300KW trạm sạc này thường được đặt tại các khu công cộng, trạm dừng nghỉ chân trên các tuyến đường cao tốc. Bởi đây là những khu vực mà khách hàng nghỉ chân trong khoảng thời gian ngắn, có nhu cầu sạc nhanh. Thời gian sạc theo công bố chỉ vào từ 15 đến 30 phút là có thể sạc PIN tời 80-85%.
Đây là trạm sạc được nhiều doanh nghiệp đầu tư hướng tới, đáp ứng nhu cầu cần di chuyển nhanh của người sử dụng, nhược điểm là chi phí lắp đặt lớn, không thích hợp cho các hộ gia đình.
Cấu tạo trụ sạc xe điện phổ biến tại các nước trên thế giới
Tại các nước phát triển trên thế giới, thường các trạm sạc điện dành cho xe điện thông minh cấp III DC50B - 50 KW trở lên, đối với dòng trụ sạc này thì công suất đầu ra lên đến 50kW, với đầu nối CHAdeMO và CCS Loại 1, có kết nối Ethernet/3G, theo công nghệ RFID có chứng nhận ISO / IEC 14443A / B; ISO / IEC 15393
FeliCa ™ 1; chế độ đọc NFC...
Trên thế giới, những trụ sạc xe điện đã được chú trọng lắp đặt từ nhiều năm trước. Nhìn chung, cấu tạo trụ sạc xe điện trên thế giới sẽ gồm:
Không gian đỗ xe
Một trạm sạc xe điện sẽ chỉ được xây dựng khi không gian đủ rộng và tại vị trí phù hợp. Do đó, các bãi đỗ xe công cộng tại các thành phố lớn luôn được xem là sự lựa chọn hàng đầu để xây nên trụ sạc bởi chúng sở hữu đủ không gian đậu, đỗ cho nhiều phương tiện. Không những vậy, nơi đây còn thuận tiện cho việc lắp đặt các trụ sạc pin cho xe.
Bên cạnh đó, các vị trí như: bãi xe khu dân cư, các tòa nhà cao tầng, tòa nhà văn phòng cũng là những vị trí đỗ tập trung của nhiều phương tiện. Do đó, chúng cũng được xem là nơi phù hợp để xây dựng trạm sạc điện công cộng.
Có thể nói, việc chọn được không gian đậu xe phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện có thể nạp nhiên liệu cùng một lúc. Tuy nhiên, một yêu cầu nữa về không gian cũng cần được tuân thủ đó chính là phải có bề mặt bằng phẳng và không có chướng ngại vật.
Điều này không chỉ giúp các xe thuận lợi trong việc nạp nhiên liệu mà còn giúp tiết kiệm tối đa các chi phí khi lắp đặt và đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian. Đồng thời, chủ xây dựng cũng cần chọn vị trí tránh ngập lụt để nâng cao độ an toàn bởi trạm sạc luôn cần lắp đặt hệ thống điện ngầm.
Trụ sạc ô tô điện của VinFast công suất 11KW được sản xuất năm 2022 nhưng đến nay đã "lạc hậu" về công nghệ và cả nhu cầu, số lượng trụ sạc này hiện nay tại các trạm sạc của hệ sinh thái VinGroup là rất lớn.
Cảnh quan tại trạm sạc
Một yếu tố khá quan trọng nhưng thường ít người biết trong cấu tạo trụ sạc xe điện chính là cảnh quan được bố trí. Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc lên bản thiết kế cho lối di chuyển, trạm thu phí và cả việc bố trí các trụ sạc.
Những cây xanh thường được bố trí ở trước hoặc bên cạnh một khu vực đỗ xe. Điều này giúp người dùng phương tiện có thể định hướng cho người đi bộ về phía sau xe. Đồng thời, những bãi cỏ cũng giúp thu hút người dùng đến với trạm sạc.
Bên cạnh đó, những cảnh quan tiếp giáp với bãi đậu xe cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp khoảng trống để lắp đặt thiết bị sạc. Do đó, đơn vị xây dựng sẽ cần tiến hành đánh giá tổng quát để chọn được vị trí phù hợp, tránh bụi rậm hoặc các trở ngại trước khi tiến hành xây dựng trạm sạc.
Lối đậu xe
Để người dùng có thể nhanh chóng tìm được điểm sạc và sạc trong thời gian nhanh nhất, lối đậu xe cũng là một trong những điều quan trọng khi thiết lập cấu tạo trụ sạc xe điện. Thông thường, một trạm sạc sẽ có lối đậu xe với kích thước an toàn giúp xe có thể lùi khỏi vị trí đậu nhưng vẫn đảm bảo khoảng cách an toàn với các xe đang đậu phía sau.
Đồng thời, lối đậu xe tốt nhất cũng cần phải tránh được sự di chuyển của người đi bộ. Để kiểm tra và xác định vị trí đặt trạm sạc có an toàn hay không, khu vực di chuyển hàng hóa lên xuống cũng là một yếu tố có thể giúp nhà thầu nhận định một cách chuẩn xác.
Không gian cho người đi bộ
Điểm tiếp theo cần lưu ý trong cấu tạo trụ sạc xe điện chính là không gian cho người đi bộ. Ở mọi bãi đỗ và sạc xe điện đều thiết kế một phần đường dành cho người đi bộ.
Phần đường này giúp họ có thể an toàn khi xe ra và vào trạm để sạc nhiên liệu. Trong quá trình thiết kế không gian cho người đi bộ, nhà thiết kế sẽ sắp xếp sao cho đường đi tránh không chung với trạm sạc để hạn chế sự tò mò của người dùng, từ đó bảo vệ được các thiết bị sạc tốt hơn.
Cơ sở hạ tầng điện
Hạ tầng nguồn điện chính là điểm mấu chốt trong cấu tạo trụ sạc xe điện. Cụ thể, hệ thống điện sẽ cần phải đảm bảo đủ 2 yếu tố gồm: phù hợp với từng loại xe về các thông số và an toàn tuyệt đối cho phương tiện và người sử dụng. Việc đảm bảo đủ 2 yếu tố này sẽ giúp pin các loại xe sạc tại trạm bền và an toàn hơn.
Đặc biệt, yêu cầu chung của mọi loại hạ tầng chính là phải đi ngầm hết hệ thống trên trần, tường hoặc dưới sàn bê tông. Đồng thời, chủ thiết kế, xây dựng cũng cần đảm bảo hệ thống sẽ được lắp kín đáo, không có sự cố xảy ra khi thời tiết xấu hoặc thiên tai.
Hệ thống liên lạc
Trong cấu tạo trụ sạc xe điện, yếu tố quan trọng chắc chắn phải có chính là hệ thống liên lạc. Đây sẽ là nơi hỗ trợ người dùng khi gặp các sự cố hoặc vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình sử dụng trạm sạc. Do đó, khi thiết kế, chủ trạm sạc hoặc nhân viên kỹ thuật cần đảm bảo người dùng có thể thấy được hotline hoặc các phương thức liên lạc khác để kịp thời ứng phó trong trường hợp cần thiết.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong việc lắp hệ thống liên lạc như: nút bấm, thông báo có số hotline,…. Yêu cầu của hệ thống liên lạc là ứng dụng các phương pháp này một cách trực quan, giúp người dùng dễ sử dụng mọi lúc, mọi nơi tại trạm sạc.
Ánh sáng
Trong cấu tạo trụ sạc xe điện chắc chắn phải có sự xuất hiện của ánh sáng. Nhờ việc cung cấp đủ ánh sáng, người dùng có thể đỗ xe đúng vị trí và nâng cao tính an toàn trong thời gian sử dụng. Không những vậy, việc ánh sáng tốt còn giúp người dùng thực hiện các thao tác tại trạm sạc thuận lợi và nhanh gọn hơn.
Để mang lại hiệu quả tốt đa, hệ thống ánh sáng tại trạm sạc cần lưu ý kỹ khi lắp tại góc hoặc các khu vực khuất. Đặc biệt, mỗi trụ sạc cũng nên trang bị đầy đủ ánh sáng để người dùng có thể thấy được thông số hiển thị và tạo được cảm giác an tâm khi sử dụng vào ban đêm.
Bảng chỉ dẫn
Cuối cùng, trong cấu tạo trụ sạc xe điện cũng luôn cần phải có bảng chỉ dẫn. Bảng chỉ dẫn cần đồng bộ theo nguyên tắc chung được đặt ra tại các hệ thống sạc. Nhờ các bảng này, người dùng có thể sử dụng và nắm được rõ các thông tin khi vào trạm sạc điện.
Vấn đề xác định giá bán lẻ điện cho trạm sạc đang dấy lên nhiều tranh luận giữa các Bộ, ngành và doanh nghiệp trong thời gian qua. Trước đó, tháng 7/2023, Bộ Công Thương xây dựng cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới. Trong đó, giá bán lẻ điện cho trạm/trụ sạc xe điện được quy định theo cấp điện áp và theo khung giờ. Cụ thể, với cấp điện áp từ trung áp trở lên (từ 01 kV), giá điện cho trạm sạc trong khung giờ thấp điểm (22h đêm đến 4h sáng) bằng 68% giá bán lẻ điện bình quân; khung giờ cao điểm (9h 30 đến 11h 30 và từ 17h đến 20h) bằng 175% giá bán lẻ điện bình quân; khung giờ bình thường (thời gian còn lại trong ngày) bằng 112% giá bán lẻ điện bình quân, tương đương 2.247 đồng/kWh. Với cấp điện áp hạ áp dưới 01 kV, giá điện tương ứng là bằng 70%, 205% và 119% so với giá bán lẻ điện bình quân. Nếu áp dụng theo cơ cấu giá này, giá bán lẻ điện cho trạm sạc tương đương mức bình quân giá bán lẻ điện cho kinh doanh. |
Theo Tạp chí Điện tử & Ứng dụng
(https://dientuungdung.vn/hang-loat-tru-sac-dien-cong-nghe-lac-hau-cua-vinfast-duoc-thay-the)