Hội chứng chuột máy tính – hiểm họa khó lường
08:00, 17/07/2011
Hội chứng “chuột máy tính” hay còn gọi là hội chứng “ống cổ tay” là tên gọi căn bệnh dành cho những người sử dụng máy tính quá nhiều và không đúng cách, có cảm giác hai cánh tay bị tê mỏi và đau nhức, khớp xương cổ tay cũng có thể bị hơi sưng. Có thể nói, hội chứng ống cổ tay được xem như căn bệnh của thời hiện đại và ngày càng trở nên phổ biến trong thế giới hiện đại ngày nay.
Căn bệnh đáng sợ
Căn bệnh đáng sợ
Để đáp ứng yêu cầu công việc, ngày càng có nhiều người phải tiếp xúc và sử dụng máy tính trong thời gian dài. Việc lặp đi lặp lại động tác đánh chữ trên bàn phím và di chuyển con chuột khiến khớp xương cổ tay phải hoạt động nhiều. Những thao tác này được thực hiện với tần suất cao và trong thời gian dài đã dẫn đến bắp cơ cổ tay hoặc khớp xương bị tê, sưng, đau nhức, chuột rút.
Thật ra không riêng gì dân hay vọc máy tính mới bị, hội chứng này cũng xuất hiện ở những người hay phải co duổi bàn tay liên tục (nhạc công, nhân viên massage, họa sĩ...). Triệu chứng điển hình của hội chứng ống cổ tay là đau, tê ngón trỏ và ngón giữa, yếu ngón cái; có thể thấy đau cổ tay, lòng bàn tay hoặc cẳng tay do dây thần kinh giữa bị chèn ép. Người bệnh nhẹ cảm thấy tê buốt giống như bị kim châm ở bàn tay; nặng hơn thì cảm thấy rất đau ở bàn tay, có khi bỏng rát và nhức nhối cả cẳng tay và cánh tay, tay yếu và tê cứng.
Các số liệu điều tra cho thấy, xác suất bị hội chứng ống cổ tay ở phụ nữ thường cao gấp 4 lần so với ở đàn ông nếu làm việc giống nhau trong một thời gian tương đồng. Nguyên nhân là do cổ tay của phụ nữ thường nhỏ hơn cổ tay đàn ông, nên hệ thống dây thần kinh ở giữa cổ tay dễ bị đè nén hơn.
Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần nam giới
Với những phụ nữ đang mang thai, những người mắc bệnh về khớp, bệnh đái tháo đường, huyết áp cao... xác suất bị hội chứng ống cổ tay luôn cao hơn những người bình thường.
Do những sợi thần kinh ở cổ tay và bàn tay chúng ta vận hành theo những kênh xác định hình thành xương, dây chằng và cơ bắp. Khi làm việc lâu trên bàn phím và đặc bịêt với chuột máy tính, dây thần kinh nối với xương bị ép vào nhau. Nếu điều đó tiếp diễn trong một thời gian đủ lớn, sẽ xảy ra hiện tượng tê cứng, đau buốt rồi ít lâu sau sẽ hoàn toàn mất cảm giác tại các ngón tay.
Nếu người sử dung không để ý mà cứ tiếp tục sử dụng máy tính trong thời gian kéo dài, có thể sẽ dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng như hỏng dây thần kinh cổ tay, bàn tay biến thành màu đen sẫm, cơ bắp bị hoại tử.
Những công bố đáng giật mình
Giới khoa học Đan Mạch mới đây đã tuyên bố nghiên cứu mới nhất của họ về các tác hại của việc sử dụng chuột máy tính đối với người sử dụng. Trong báo cáo của họ nêu rõ: ""Mỗi lần bạn click chuột là một lần tăng nguy cơ về sự đau đớn, sự sưng tấy, tê cóng và hàng loạt những rắc rối khác đối với đôi tay, cổ tay, vai và cổ của bạn"".
Các nhà khoa học cho rằng những người thường xuyên sử dụng chuột máy tính trên 2/3 quỹ thời gian làm việc của họ thì sẽ có nguy cơ dẫn đến các tổn thương tay và cổ tay. Tuy nhiên, tổn thương về tay và cổ tay lại khác nhau đối với cùng một nhóm đối tượng những người thường xuyên phải sử dụng máy tính cho công việc. Nếu người nào sử dụng chuột ít nhất trong nửa thời gian làm việc sẽ có nguy cơ tổn thương cao gấp bốn lần những người chỉ sử dụng chuột trong 1/4 thời gian đó.
Tiến sĩ Chris Jensen thuộc Học viện nghiên cứu về sức khoẻ nghề nghiệp, Copehagen, Đan Mạch, người chủ trì nghiên cứu này, nói: ""Chúng tôi đã nghiên cứu trên gần 3.500 trường hợp thường xuyên phải sử dụng máy tính tại 11 công ty Đan Mạch khác nhau. Tất nhiên là rắc rối không phải chỉ từ các con chuột, nhưng chúng mang những đặc trưng rất riêng, nổi trội nhất".
Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học thuộc ĐH Odense, ĐH Glostrup và Bệnh viện Herning, cũng cho rằng những người thường xuyên phải sử dụng chuột máy tính trên 30 giờ trong một tuần sẽ làm tăng cao các nguy cơ tổn thương một số bộ phận trên cơ thể. Cụ thể là: những người sử dụng chuột máy tính trên 30 giờ một tuần sẽ có nguy cơ tổn thương cẳng tay cao gấp 8 lần người bình thường. Nguy cơ tổn thương cổ sẽ cao gấp hai lần. Nguy cơ tổn thương vai cao gấp ba lần. Nghiên cứu thứ hai này đã tiến hành điều tra trên gần 7.000 trường hợp trong một năm trên khắp đất nước Đan Mạch.
Một trong những tác giả của nghiên cứu thứ hai, ông Lars Brandt, nói: ""Những người sử dụng máy tính, đặc biệt là những hoạ sĩ thiết kế. Họ sử dụng chuột trong hầu hết thời gian làm việc. Điều này làm những vấn đề về sức khoẻ nghề nghiệp càng trầm trọng hơn"".
Nguyên nhân
Hiện nay không riêng gì Việt Nam mà cả thế giới ai ai cũng bị triệu chứng đau nhức các khớp xương cổ tay, sưng, tê... vì sử dụng chuột nhiều. Theo các chuyên gia Y học Trung Quốc, nguyên nhân gây đau thường là:
• Sử dụng máy vi tính trong thời gian dài, khớp xương cổ tay vì hoạt động tập trung, lặp đi lặp lại quá mức, dẫn đến bắp cơ cổ tay bị tê, sưng, đau nhức, chuột rút...
• Tư thế ngồi trước máy chưa thoải mái hợp lý, điều này liên đới tới việc vị trí đặt chuột hay bàn phím máy tính không hợp lý, dẫn đến việc đánh phím/di chuột diển ra trong tư thế khó chịu, gây mỏi cơ vai và cổ tay.
• Dùng bàn phím cứng-không nhạy, chuột có kích thước to/nhỏ không vừa kích cở bàn tay.
• Không có biện pháp thả lỏng cơ sau khoảng thời gian ngồi máy.
Thường thì triệu chứng ban đầu khá nhẹ nhàng, chủ yếu là hơi đau cổ tay, ngón tay, thả lỏng vài phút là hết, đây cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh tái phát nặng hơn - vì chủ quan của bản thân.
Và cách chữa trị
Theo các chuyên gia y tế thì tự mình chăm sóc là biện pháp hiệu quả nhất để dự phòng căn bệnh này.
Bình thường, mỗi người phải tự mình hình thành thói quen ngồi đúng tư thế, bất cứ là đang làm việc hay nghỉ ngơi, đều phải chú ý tư thế của tay và cổ tay.
Các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên áp dụng các phương pháp đánh máy khác nhau và không nên làm việc liên tục trước màn hình máy tính trong thời gian quá dài. Theo đó, cứ sau khoảng một tiếng đồng hồ, người sử dụng cần phải tiến hành hoạt động thả lỏng phần tay.
Hãy tự bảo vệ bản thân
Đối với những người mắc bệnh ở thời kỳ đầu, triệu chứng còn khá nhẹ, thì nghỉ ngơi là biện pháp chữa trị quan trọng nhất và nếu cần thiết có thể cố định cổ tay bằng biện pháp bó bột, làm cho cổ tay vươn thẳng. Nếu trong trường hợp khá nghiêm trọng, thì cần phải chữa trị bằng phẫu thuật.
Khi bệnh đã trở nặng, thì dưới đây là 2 cách hữu hiệu nhất hiện nay để chữa hội chứng cổ tay này:
Cách thứ nhất là dùng thuốc - bằng cách tiêm loại thuốc chứa glucocarticoid vào các kênh và các mô bao quanh dây thần kinh để phục hồi khả năng truyền dẫn của dây thần kinh.
Cách thứ hai là giải phẫu. Các bác sĩ sẽ cắt đi các mô ép vào dây thần kinh. Biện pháp này phức tạp, tốn thời gian hơn nhng có vẻ cơ bản hơn.
Nhưng tất nhiên không gì bằng phòng ngừa các bệnh tật có thể xảy ra. Cách phòng bệnh tốt nhất là đến ngay bác sĩ tại thời điểm cảm thấy sự khác lạ nơi những ngón tay.
Có thể nói đây là một loại bệnh thông thường mà ít ai quan tâm tới, nhưng khi bị nặng thì biến chứng của nó rất nguy hiểm. Hãy có trách nhiệm với cổ tay của mình ngay từ bây giờ, và chỉ cần áp dụng đúng những tư thế ngồi và có chế độ thư giãn cổ tay đúng cách thì việc mắc căn bệnh văn minh này là không hề nguy hiểm đối với bạn.
Khi bệnh đã trở nặng, thì dưới đây là 2 cách hữu hiệu nhất hiện nay để chữa hội chứng cổ tay này:
Cách thứ nhất là dùng thuốc - bằng cách tiêm loại thuốc chứa glucocarticoid vào các kênh và các mô bao quanh dây thần kinh để phục hồi khả năng truyền dẫn của dây thần kinh.
Cách thứ hai là giải phẫu. Các bác sĩ sẽ cắt đi các mô ép vào dây thần kinh. Biện pháp này phức tạp, tốn thời gian hơn nhng có vẻ cơ bản hơn.
Nhưng tất nhiên không gì bằng phòng ngừa các bệnh tật có thể xảy ra. Cách phòng bệnh tốt nhất là đến ngay bác sĩ tại thời điểm cảm thấy sự khác lạ nơi những ngón tay.
Có thể nói đây là một loại bệnh thông thường mà ít ai quan tâm tới, nhưng khi bị nặng thì biến chứng của nó rất nguy hiểm. Hãy có trách nhiệm với cổ tay của mình ngay từ bây giờ, và chỉ cần áp dụng đúng những tư thế ngồi và có chế độ thư giãn cổ tay đúng cách thì việc mắc căn bệnh văn minh này là không hề nguy hiểm đối với bạn.
Thu Trang