Hướng dẫn phân biệt iPhone Thật - Nhái

12:55, 27/08/2011

Trên các trang web về mua bán, rao vặt xuất hiện rất nhiều topic bán iPhone mà người bán cam kết rằng hàng của họ được xách tay từ Mỹ, Hong Kong hoặc Singapore về. Nhưng thực tế, chủ yếu trong số này đều là hàng dựng, hàng nhái được nhập chui lủi từ Trung quốc vào thị trường Việt Nam bằng rất nhiều con đường...

Một chín một mười

Để phát hiện ra hàng dựng không phải là điều dễ dàng. Bằng mắt thường kể cả dưới sự “xoi mói” của các chuyên gia mọi chi tiết về bề ngoài của các chú táo đều như thật. Không ngoa khi có thể so sánh một chín một mười từ các chi tiết nhỏ nhặt, như vị trí đặt logo, vỏ hộp, phụ kiện, thậm chí từ độ chắc chắn của túi gói chân không... Những iPhone dựng qua những bàn tay khéo léo đến từ tiên đường hàng nhái Trung Hoa còn đạt đến độ “thượng thừa” đến nỗi ngay cả các chuyên gia cũng khó lòng phân biệt. Điều cảm nhận khác biệt khác biệt duy nhất đầu tiên có chăng đó là giá của những chú hàng dựng này ít nhiều rẻ hơn so với hàng thật. 

Nhái từ trong ra ngoài

Công nghệ làm nhái tại Trung Quốc đã và đang khiến làng công nghệ di động thế giới phải sửng sốt. Với công nghệ làm nhái “siêu cấp” như hiện nay, một người tiêu dùng bình thường rất khó thể phân biệt giữa những chú táo “dởm” và thật. Độ copy của hàng giả chả khác là mấy so với hàng thật với đường nét sắc sảo và màn hình cảm ứng không chê vào đâu được cùng logo hình quả táo phía sau lưng “”y xì phóc”. 

Wifi

Nếu như bạn phải “đơn thương độc mã” trong khí phải sắm cho mình một chú iphone thì một kinh nghiệm nhỏ là nên hẹn mua bán tại những quán cafe có Wi-Fi. Hàng "nhái" có khi không bắt Wi-Fi được, trong khi bản gốc thì dễ dàng kết nối, lướt web, tải nhạc. Ngoài ra, với tính năng nghe nhạc, iPhone bản "xịn" có âm thanh không to nhưng trong trẻo còn bản "nhái" tiếng lớn và rè chẳng khác gì các điện thoại Trung Quốc khác.

Camera
Camera phía sau của một số máy dởm còn được sáng kiến chế thêm đèn flash, trong khi bản thật không hề có. Ngoài ra, các nhà sản xuất của Trung Quốc còn lại trang bị cho nhãn hiệu nổi tiếng này một thẻ nhớ, trong khi bổ sung này nhà sản xuất không trang bị. Khi nhìn vào màn hình, các icon của iPhone "nhái" mờ do độ phân giải thấp. Thao tác chạm trên màn hình khó và cứng nhắc.

Công nghệ chạm vuốt

Công nghệ  chạm vuốt với màn hình cảm ứng đa điểm, tính năng này là một trong những điểm yếu chết người của những chú táo dựng không thể bì kịp so với hàng thật. Do đó, khi kiểm tra, bạn luôn lưu ý test màn hình cảm ứng bằng cách mở một bức ảnh để xem. Nếu là iPhone thật thì dùng hai ngón tay là có thể zoom to, nhỏ, còn nếu là hàng nhái, có miết thế nào cũng không thể phóng to hình. Ngoài ra, bạn cũng thể kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ dọc theo các hàng ký tự chạm trên máy. Nếu là máy thật thì các ký tự “nổi” đều và trật tự theo tốc độ chạm của bạn và không có ký tự “chết”.

Các bước phân biệt giữa hàng dựng và thật

Bước 1. Về hình thức bạn cần check xung quanh thành máy xem có chỗ nào hở hay có dấu hiệu bị cạy l bung chưa. Với iphone 2g thì rất dễ biết còn 3G, 3GS thì khó hơn do các “cao thủ” bây giờ nạy không để dấu do dùng giác hút bung. 

Bước 2: bạn cần kiểm tra chỗ loa nghe trên và 2 loa speaker dưới bám bụi nhiều không, nếu bám nhiều thì máy đã dùng lâu, máy mới nhìn rất sáng và đẹp. 

Bước 3: Bạn kiểm tra chỗ tiếp xúc sạc của máy coi bụi nhiều ko, thậm chí ngửi mùi nhựa máy để xem thời gian sử dụng là bao lâu, máy mới thường mùi nhựa rất thơm, máy đã cũ hoặc được dựng lại ko có mùi nhựa này, đây là “tiểu xảo” đặc biệt. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra rung và loa nghe, headphone xem tiếng có trong và ấm hoặc có bị rè không?. Để tránh bị “thuốc” bạn cần tiến hành check IMEI,SERIAL máy xem có trùng khe sim và hộp không.

Bước 4: Bạn check WIFI xem máy bắt WIFI có tốt không, có chập chờn không

Bước 5: Bạn cần chạy thử các ứng dụng trên máy, chạy app nặng xem máy có bị nóng, chạy giật hay mượt.

Bước 6: Bạn kiểm tra  các tính năng nghe gọi, tháo sim ra, reboot lắp sim vào, xem nó máy nhận sóng có tốt không.

Nếu chú ý thì vẫn có thể phân biệt được nhờ một số kính nghiệm và thủ thuật đơn giản. Nhìn chung về mặt thiết kế dù “chế tác” tinh xảo đến đâu các chú “táo dởm” iPhone Trung Quốc vẫn nhẹ hơn và cầm không đầm tay. Các ký tự khắc mặt sau máy không sắc nét. Phím tăng giảm âm thanh to, thô hơn bản gốc. Ngoài ra, phụ kiện kèm theo như tai nghe, sạc, không mượt mà lại giống loại "vài ba chục nghìn" bán đầy ở các cửa hàng điện thoại.

Lê Quốc Trường Tuấn