Indonesia phạt Grab 2 triệu USD
Cơ quan chống độc quyền của Indonesia vừa ra quyết định phạt Grab vì hành vi phân biệt đối xử đối với các tài xế. Grab Indonesia sẽ kháng cáo.
- Tài xế cần lưu ý gì từ ngày 1/7 để tránh bị xử phạt?
- Người “hack nick” Quang Hải có thể bị xử phạt lên tới 120 triệu đồng
- Các hành vi gây cản trở tầm nhìn quanh khu vực sân bay đều bị xử phạt
- Hà Nội: Một cơ sở kinh doanh nước rửa tay khô và thẻ diệt viruss bị xử phạt
- Bị xử phạt vì tung tin “kết hôn muộn bị phạt tiền từ 5 -10 triệu đồng”
- Xử phạt nghiêm những vi phạm trên mạng xã hội
- Hà Nội: Tung tin 'giãn cách xã hội hết 30/4' trên Facebook bị xử phạt 12,5 triệu đồng
- Quảng Ninh: UBND tỉnh yêu cầu xử phạt những hành vi khai báo Y tế không trung thực
- Xu hướng máy nghe nhạc năm 2008
Ủy ban Giám sát cạnh tranh doanh nghiệp (KPPU) phạt Grab Indonesia 30 tỷ rupiah (2 triệu USD) và đối tác PT Teknologi Pengangkutan Indonesia (TPI) – một công ty cho thuê xe hơi – 19 tỷ rupiah vì vi phạm luật chống cạnh tranh nước này. KPPU cho rằng có hành vi phân biệt đối xử chống lại các tài xế sử dụng xe cá nhân so với tài xế dùng xe từ TPI như việc ưu tiên đơn hàng.
Vụ việc được đưa lên truyền thông từ đầu năm 2019 khi các tài xế độc lập tại thành phố Medan cáo buộc Grab phân biệt đối xử. KPPU sau đó mở cuộc điều tra chính thức vào tháng 5/2019 và phát hiện các hành vi như vậy cũng diễn ra tại một số khu vực khác như Jakarta, Surabaya, Makassar.
Hotman Paris Hutapea, luật sư đại diện cho Grab Indonesia và TPI, phản bác quyết định và nói sẽ kháng cáo. Ông cho rằng quyết định của KPPU tạo “tiền lệ xấu cho hình ảnh của giới kinh doanh Indonesia trong mắt quốc tế. Trong khi Tổng thống Joko Widodo đang nỗ lực để thuyết phục nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Indonesia, KPPU lại trừng phạt các nhà đầu tư nước ngoài (Grab và TPI), những người đã đầu tư mạnh vào Indonesia và mở ra vô số việc làm”.
Người phát ngôn của Grab Indonesia phủ nhận đối xử ưu tiên với các tài xế TPI. Người này khẳng định hệ thống đặt xe công bằng và dựa trên hiệu suất cũng như số liệu. Nếu tài xế đối tác của TPI thường xuyên cung cấp dịch vụ chất lượng cho hành khách, nghiễm nhiên họ được hưởng các lợi ích tương tự tài xế khác.
Grab đang trong cuộc đua khốc liệt với đối thủ Gojek để trở thành siêu ứng dụng số 1 Đông Nam Á. Trận chiến căng thẳng nhất diễn ra tại Indonesia, quê hương của Gojek, đồng thời là thị trường lớn nhất khu vực với 260 triệu dân cùng nền kinh tế số dự kiến đạt 133 tỷ USD năm 2025.
Châu Anh