Khoa học bắt nguồn từ cuộc sống và quay lai phục vụ cuộc sống

Thùy Dung 07:19, 11/07/2020

Nhiệm vụ đặt ra cho ngành khoa học, công nghệ là phải biến thành chính sách, công trình nghiên cứu, ứng dụng cụ thể với sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, đặc biệt là những ngành hoạch định về chính sách kinh tế.

Khoa học và công nghệ là một cụm từ mà chúng ta vẫn thường xuyên nhắc tới, chẳng những trong hoạt động chuyên ngành mà còn cả trong đời sống thường nhật. Khoa học chính là một hoạt động nghiên cứu khoa học, một quá trình đào tạo ra tri thức mới cho toàn nhân loại.

Chính bởi vậy, PGS.TS Nguyễn Văn Khải có nói: “Những nhà khoa học cần đóng góp ý kiến nhiều hơn nữa, để xây dựng đất nước ngày một phát triển. Muốn có những nhà khoa học chân chính thì chính phủ, các cơ quan ban ngành phải có cơ sở để tiếp thu ý kiến”.

PGS.TS Nguyễn Văn Khải: “Những nhà khoa học cần lên tiếng mạnh mẽ và có những đóng góp kip thời hơn”.

Để giải thích rõ cho lập luận của mình, PGS.TS Khải đưa ra ví dụ: “Đơn cử như sự việc gần đây một cây phượng đổ, đã rất lâu tôi không thấy cây phượng bị đổ. Ấy vậy mà chỉ vì môt cây đổ, tất cả các trường học liên tục gây ra “thảm sát sân trường”. Nhiều cây phượng bị đốn hạ. Đây chính là lúc các nhà khoa học cần lên tiếng, góp ý, tham mưu đưa ra những đóng góp kịp thời để ngăn chặn sự việc trên. Bởi các nhà khoa học cũng bắt nguồn từ trường học, vậy các trường học mà không có bóng dáng của bất kỳ cây phượng nào thì làm sao gọi là trường học?”.

Chúng ta học để biết, học để hiểu và học để làm, làm với mọi người. Ba cái này chỉ có thể có được khi có những nhóm nhà khoa học. Trong năm vừa qua, các nhà khoa học nói riêng và ngành Khoa học và công nghệ (KH&CN) nói chung đã luôn nỗ lực, kế thừa thành tựu đã có, tiếp tục đạt được những kết quả rất đáng mừng trong phát triển nước nhà.

Cụ thể, số lượng các công trình nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí uy tín của thế giới; các giải thưởng, các sáng kiến hữu ích để góp phần tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống của nhân dân. Đặc biệt quan trọng là ngành KH&CN đã cùng nhau đóng góp xây dựng, đề xuất, kiến nghị về các định hướng, chính sách phát triển KH&CN đưa vào dự thảo Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm tới để trình Đại hội Đảng toàn quốc tới đây.

Cần tổ chức nhiều cuộc khi về sáng kiến khoa học để tìm nhân tài.

Bên cạnh những sáng kiến, đóng góp của mình, các nhà khoa học, các tổ chức cần mở các cuộc thi sáng kiến về các ứng dụng KH&CN. Cụ thể, thời gian vừa qua, một nhà máy xử lý rác thải ở Hải Dương đã thải ra ngoài môi trường những đống tro xỉ rác thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chúng khiến ruộng đồng của người dân bỗng biến thành ùng sình lầy, nước luôn đen kịt.

Liên quan đến vấn đề trên, PGS.TS Nguyễn Văn Khải cho rằng:“Đấy chính là việc của những nhà khoa học, các tổ chức khoa học cần phải làm. Thay vì thực hiện theo cách thức với lối “tụt hậu” như ngày xưa là chỉ định hoặc đấu thầu các dán liên quan đến KH&CN cho một đơn vị nào đó thì nhẽ ra chúng ta tên mở một cuộc thi, hoặc để các công ty, tổ chức đứng ra xử lý các vấn đề tồn tại. Nếu ứng dụng khoa học nào tốt, có đủ khả năng xử lý thì nên để cho cá nhân, tổ chức đấy thực hiện. Tránh việc đơn vị không am hiểu về KH&CN hoặc chỉ đơn giản là không biết ứng dụng KH&CN, sẽ khiến môi trường, cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng”.

Cũng theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ngành khoa học, công nghệ phải biến những “con số tự ti” thành tự tin, quyết tâm trở thành động lực phát triển. Do đó, những nhà khoa học cần lên tiếng, góp ý đúng lúc, kịp tời để đưa những ứng dụng vào thực tiễn. Hạn chế tối đa những tổn thất, ảnh hưởng cho cá nhân, tổ chức và đất nước.

Đồng thời, Bộ KH&CN phải chú ý hơn nữa đến lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn khi thời gian qua các công bố quốc tế chủ yếu là những nghiên cứu về kỹ thuật, công nghệ, khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng.

Khoa học bắt nguồn từ cuộc sống và quay lai phục vụ cuộc sống

Ngoài ra, Bộ KH&CN phải công khai, minh bạch hơn nữa mọi đề tài, công trình nghiên cứu, phản biện… từ đó tạo sự trung thực trong khoa học, tôn vinh những nhà nghiên cứu, chuyên gia chân chính; tiết kiệm trong nghiên cứu khoa học. “Minh bạch là thước đo tốt nhất để giới khoa học đánh giá lẫn nhau”.

Giới nghiên cứu phải đi đầu, khơi dậy sáng tạo trong toàn xã hội từ những đề tài nghiên cứu, sáng chế đến những sáng kiến trong quản lý xã hội để cuộc sống văn minh, sạch sẽ, vệ sinh hơn; tôn vinh các nhà khoa học, những cá nhân có nhiều sáng kiến.

“Một trong những điểm khác biệt giữa người phương Đông và phương Tây là người phương Tây khi có ý tưởng mới thì cổ vũ để có điều kiện khẳng định, nếu không khẳng định được thì thay thế bằng cái khác. Người phương Đông khi có ý tưởng mới thì đặt nhiều câu hỏi, đến khi tìm được câu trả lời thì hết giờ, cơ hội đã qua đi. Chúng ta cần tạo điều kiện, cơ hội cho những ý tưởng, sáng kiến mới để truyền đi thông điệp tôn vinh khoa học, khơi dậy sáng tạo trong toàn xã hội” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ.

Thùy Dung