Khoa học Công nghệ, vẫn còn nhiều đề tài bị “bỏ ngăn kéo”
13:06, 21/02/2016
Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng nhiều đề tài bị bỏ ngăn kéo vì xa thực tế, thiếu ứng dụng, tuy nhiên cũng có đề tài buộc bỏ đi do quy định.
PV: Hơn một nửa số đề tài nghiên cứu “bỏ ngăn kéo”, không ứng dụng được. Là người đứng đầu ngành khoa học, Bộ trưởng có suy nghĩ gì về thực trạng này?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Xưa nay người ta cứ nghĩ thuật ngữ “bỏ ngăn kéo” là xấu nhưng không hẳn vậy. Có 3 loại “bỏ ngăn kéo”, trong đó có 1 loại đúng là xấu, nhưng còn 2 loại khác là đương nhiên không tránh khỏi. Ví dụ chẳng có nghiên cứu cơ bản nào ứng dụng được ngay cả. Hệ nhị phân trong toán được nghiên cứu cách đây 2 thế kỷ và gần 200 năm sau người ta mới ứng dụng vào máy tính. Như vậy, nó cũng bị “bỏ ngăn kéo” hàng trăm năm.
Hay là nghiên cứu cơ bản về chất bán dẫn, các nhà khoa học Mỹ phát minh ra đầu tiên vào những năm 1950 nhưng mà không ứng dụng. Vào đầu thập kỉ 60, người Nhật mua bằng sáng chế ấy chỉ có 4.000 USD và ngay lập tức ngành công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản phát triển một cách thần tốc, tất cả radio bán dẫn, sau này là ti vi, các thiết bị điện tử đều dùng chất bán dẫn.
Họ cũng phải “bỏ ngăn kéo” gần 10 năm. Nghiên cứu cơ bản bao giờ cũng đi trước cho nên không tìm thấy chỗ để ứng dụng ngay được, phải tới khi trình độ kinh tế, trình độ kỹ thuật phát triển đến mức nào đó mới có địa chỉ ứng dụng.
Loại thứ 2 cũng phải “bỏ ngăn kéo” ngắn hạn hơn, đấy là những nghiên cứu ứng dụng nhưng phải tìm kiếm nhà đầu tư. Nhà khoa học có thể nghiên cứu rất thành công nhưng nếu không có người đầu tư thì nghiên cứu ấy cũng chỉ nằm trong phòng thí nghiệm mà thôi.
Ví dụ, bây giờ tế bào gốc người ta nghiên cứu rất thành công, không ai nói rằng tế bào gốc không có khả năng ứng dụng cả nhưng để nó trở thành một sản phẩm của xã hội thì phải có nhà đầu tư. Nhà nước có đầu tư không?
Ở Việt Nam, nếu nhà nước đầu tư vào những lĩnh vực mà tư nhân có thể làm thì lập tức bị phê phán là tại sao nhà nước lại đi ném tiền vào những cái tư nhân có thể làm được. Nhưng doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam có đầu tư không? Đã đầu tư thì nghĩ đến lợi nhuận, kể cả doanh nghiệp nhà nước, không có lợi nhuận thì không đầu tư. Nhà nước đầu tư thì cũng phải hết sức cân nhắc, không dễ gì Quốc hội chấp nhận dùng ngân sách nhà nước để ném vào cái việc rất có thể thất bại. Chính vì thế cũng đành bỏ ngăn kéo, đến lúc mà có doanh nghiệp nào đó thấy tiềm năng, lợi nhuận lớn, họ sẽ mạnh dạn đầu tư.
Nói như vậy, để các bạn thấy có hai loại phải “bỏ ngăn kéo”, một là nghiên cứu cơ bản đi trước buộc phải “bỏ ngăn kéo”, hai là mặc dù là nghiên cứu ứng dụng nhưng mà phải chờ cơ hội. Tất nhiên, có một số đề tài nghiên cứu “giời ơi” thì đúng là lãng phí, “bỏ ngăn kéo” là đúng, vì không ai dùng.
PV: Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, tuy nhiên năng suất lao động tổng hợp (TFP) vẫn rất thấp, thậm chí thấp hơn Lào. Bộ trưởng nghĩ sao về điều này?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Trước năm 2010, chỉ số TFP có năm còn bị âm, bắt đầu từ 2011 trở lại đây đã tăng trưởng ổn định. Mục tiêu đặt ra trong cả giai đoạn 2011-2020 là TFP vào khoảng 30-35%. Mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được, bởi vì năm ngoái theo tính toán sơ bộ, TFP đã đạt trên 34%. Năm nay dự kiến có thể đạt gần 39%. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, chúng tôi hy vọng TFP sẽ tăng nữa trong những năm tiếp theo, để có thể đạt mức trung bình 10 năm trên cả 35%.
Hiện nay, chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam mới ở thứ hạng 52 và còn cách Malaysia tới hơn 20 bậc, kém Singapore tới hơn 40 bậc. Đó là khoảng cách rất xa để có thể vượt qua. Để giữ được thứ hạng thứ 3 trong ASEAN đã là một nỗ lực rất lớn, vì người ta không dừng lại để chúng ta tiến lên. Chúng ta tiến 1 bước thì họ cũng tiến 1 bước. Thái Lan chắc chắn họ không dừng lại để đứng sau chúng ta.
PV: Nhiều nhà khoa học đi ra nước ngoài không muốn quay về nước. Bộ Khoa học – Công nghệ có những chính sách nào để thu hút các nhà khoa học tài năng, tránh chảy máu chất xám, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Thực ra lý do người ta không muốn quay về cũng không phải vì ngành khoa học trong nước không có cơ hội cho họ, vấn đề vẫn là môi trường làm việc và chính sách đãi ngộ.
Chính vì thế chúng tôi đã đặt ra mục tiêu là năm 2016 cố gắng đưa vào thí điểm một Viện nghiên cứu mà ở đó có được môi trường tốt nhất, tương đương những cơ sở nghiên cứu của nước ngoài, đó là Viện khoa học công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST).
Tôi nghĩ các nhà khoa học người Việt ở nước ngoài sẽ thấy đủ điều kiện để họ quay trở về. Nhưng rất tiếc, quy chế tài chính của Viện VKIST cho đến bây giờ vẫn chưa thể ban hành được, người ta cứ nói rằng tại sao ở đó chế độ lương bổng lại cao như vậy, đề nghị cứ phải theo quy định hiện hành…
Quan điểm của tôi là nếu mà chỉ theo quy định hiện hành thì không cần Viện này. Chúng ta đang có hàng trăm Viện hiện hành và hiệu quả của nó thì ai cũng biết. Bây giờ, muốn có một cái Viện hoạt động có hiệu quả, thu hút được các nhà khoa học giỏi nhất của chúng ta đang làm ở nước ngoài về đây làm việc thì chúng ta không thể làm ra cái viện giống như những viện chúng ta đang có.
Trước đây, chúng ta đã từng xây dựng Viện Toán cao cấp và mời được GS Ngô Bảo Châu làm đồng Viện trưởng nhưng GS Châu mỗi năm cũng chỉ về được mấy tháng, còn lại các nhà khoa học trong nước làm việc. Chế độ đãi ngộ ở đó đã cao hơn các viện của chúng ta ở bên ngoài, nhưng vẫn còn rất thấp so với mức đãi ngộ mà các nhà khoa học ở nước ngoài đang được hưởng.
PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng.
PV: Hơn một nửa số đề tài nghiên cứu “bỏ ngăn kéo”, không ứng dụng được. Là người đứng đầu ngành khoa học, Bộ trưởng có suy nghĩ gì về thực trạng này?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Xưa nay người ta cứ nghĩ thuật ngữ “bỏ ngăn kéo” là xấu nhưng không hẳn vậy. Có 3 loại “bỏ ngăn kéo”, trong đó có 1 loại đúng là xấu, nhưng còn 2 loại khác là đương nhiên không tránh khỏi. Ví dụ chẳng có nghiên cứu cơ bản nào ứng dụng được ngay cả. Hệ nhị phân trong toán được nghiên cứu cách đây 2 thế kỷ và gần 200 năm sau người ta mới ứng dụng vào máy tính. Như vậy, nó cũng bị “bỏ ngăn kéo” hàng trăm năm.
Hay là nghiên cứu cơ bản về chất bán dẫn, các nhà khoa học Mỹ phát minh ra đầu tiên vào những năm 1950 nhưng mà không ứng dụng. Vào đầu thập kỉ 60, người Nhật mua bằng sáng chế ấy chỉ có 4.000 USD và ngay lập tức ngành công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản phát triển một cách thần tốc, tất cả radio bán dẫn, sau này là ti vi, các thiết bị điện tử đều dùng chất bán dẫn.
Họ cũng phải “bỏ ngăn kéo” gần 10 năm. Nghiên cứu cơ bản bao giờ cũng đi trước cho nên không tìm thấy chỗ để ứng dụng ngay được, phải tới khi trình độ kinh tế, trình độ kỹ thuật phát triển đến mức nào đó mới có địa chỉ ứng dụng.
Loại thứ 2 cũng phải “bỏ ngăn kéo” ngắn hạn hơn, đấy là những nghiên cứu ứng dụng nhưng phải tìm kiếm nhà đầu tư. Nhà khoa học có thể nghiên cứu rất thành công nhưng nếu không có người đầu tư thì nghiên cứu ấy cũng chỉ nằm trong phòng thí nghiệm mà thôi.
Ví dụ, bây giờ tế bào gốc người ta nghiên cứu rất thành công, không ai nói rằng tế bào gốc không có khả năng ứng dụng cả nhưng để nó trở thành một sản phẩm của xã hội thì phải có nhà đầu tư. Nhà nước có đầu tư không?
Ở Việt Nam, nếu nhà nước đầu tư vào những lĩnh vực mà tư nhân có thể làm thì lập tức bị phê phán là tại sao nhà nước lại đi ném tiền vào những cái tư nhân có thể làm được. Nhưng doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam có đầu tư không? Đã đầu tư thì nghĩ đến lợi nhuận, kể cả doanh nghiệp nhà nước, không có lợi nhuận thì không đầu tư. Nhà nước đầu tư thì cũng phải hết sức cân nhắc, không dễ gì Quốc hội chấp nhận dùng ngân sách nhà nước để ném vào cái việc rất có thể thất bại. Chính vì thế cũng đành bỏ ngăn kéo, đến lúc mà có doanh nghiệp nào đó thấy tiềm năng, lợi nhuận lớn, họ sẽ mạnh dạn đầu tư.
Nói như vậy, để các bạn thấy có hai loại phải “bỏ ngăn kéo”, một là nghiên cứu cơ bản đi trước buộc phải “bỏ ngăn kéo”, hai là mặc dù là nghiên cứu ứng dụng nhưng mà phải chờ cơ hội. Tất nhiên, có một số đề tài nghiên cứu “giời ơi” thì đúng là lãng phí, “bỏ ngăn kéo” là đúng, vì không ai dùng.
PV: Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, tuy nhiên năng suất lao động tổng hợp (TFP) vẫn rất thấp, thậm chí thấp hơn Lào. Bộ trưởng nghĩ sao về điều này?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Trước năm 2010, chỉ số TFP có năm còn bị âm, bắt đầu từ 2011 trở lại đây đã tăng trưởng ổn định. Mục tiêu đặt ra trong cả giai đoạn 2011-2020 là TFP vào khoảng 30-35%. Mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được, bởi vì năm ngoái theo tính toán sơ bộ, TFP đã đạt trên 34%. Năm nay dự kiến có thể đạt gần 39%. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, chúng tôi hy vọng TFP sẽ tăng nữa trong những năm tiếp theo, để có thể đạt mức trung bình 10 năm trên cả 35%.
Hiện nay, chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam mới ở thứ hạng 52 và còn cách Malaysia tới hơn 20 bậc, kém Singapore tới hơn 40 bậc. Đó là khoảng cách rất xa để có thể vượt qua. Để giữ được thứ hạng thứ 3 trong ASEAN đã là một nỗ lực rất lớn, vì người ta không dừng lại để chúng ta tiến lên. Chúng ta tiến 1 bước thì họ cũng tiến 1 bước. Thái Lan chắc chắn họ không dừng lại để đứng sau chúng ta.
PV: Nhiều nhà khoa học đi ra nước ngoài không muốn quay về nước. Bộ Khoa học – Công nghệ có những chính sách nào để thu hút các nhà khoa học tài năng, tránh chảy máu chất xám, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Thực ra lý do người ta không muốn quay về cũng không phải vì ngành khoa học trong nước không có cơ hội cho họ, vấn đề vẫn là môi trường làm việc và chính sách đãi ngộ.
Chính vì thế chúng tôi đã đặt ra mục tiêu là năm 2016 cố gắng đưa vào thí điểm một Viện nghiên cứu mà ở đó có được môi trường tốt nhất, tương đương những cơ sở nghiên cứu của nước ngoài, đó là Viện khoa học công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST).
Tôi nghĩ các nhà khoa học người Việt ở nước ngoài sẽ thấy đủ điều kiện để họ quay trở về. Nhưng rất tiếc, quy chế tài chính của Viện VKIST cho đến bây giờ vẫn chưa thể ban hành được, người ta cứ nói rằng tại sao ở đó chế độ lương bổng lại cao như vậy, đề nghị cứ phải theo quy định hiện hành…
Quan điểm của tôi là nếu mà chỉ theo quy định hiện hành thì không cần Viện này. Chúng ta đang có hàng trăm Viện hiện hành và hiệu quả của nó thì ai cũng biết. Bây giờ, muốn có một cái Viện hoạt động có hiệu quả, thu hút được các nhà khoa học giỏi nhất của chúng ta đang làm ở nước ngoài về đây làm việc thì chúng ta không thể làm ra cái viện giống như những viện chúng ta đang có.
Trước đây, chúng ta đã từng xây dựng Viện Toán cao cấp và mời được GS Ngô Bảo Châu làm đồng Viện trưởng nhưng GS Châu mỗi năm cũng chỉ về được mấy tháng, còn lại các nhà khoa học trong nước làm việc. Chế độ đãi ngộ ở đó đã cao hơn các viện của chúng ta ở bên ngoài, nhưng vẫn còn rất thấp so với mức đãi ngộ mà các nhà khoa học ở nước ngoài đang được hưởng.
PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng.