Kinh nghiệm quản lý thuê bao trả trước trên thế giới
16:23, 24/09/2008
Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, đến năm 2010 sẽ có khoảng 1,35 tỷ thuê bao di động trả trước và tốc độ phát triển của thuê bao trả trước lớn hơn rất nhiều so với tốc độ phát triển của các dịch vụ viễn thông khác. Cũng theo dự báo này, từ 2004 đến 2010, thì khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 80% người sử dụng di động trả tiền trước trong tổng số thuê bao tăng trưởng.
Để chủ động trong quản lý, để đảm bảo tính phát triển bền vững của thị trường điện thoại di động, để hạn chế được những tác động tiêu cực của loại hình dịch vụ điện thoại di động trả trước nên hầu hết các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều đã ban hành quy định quản lý hoặc đang nghiên cứu triển khai nhằm siết chặt quản lý thuê bao di động trả trước.
Để chủ động trong quản lý, để đảm bảo tính phát triển bền vững của thị trường điện thoại di động, để hạn chế được những tác động tiêu cực của loại hình dịch vụ điện thoại di động trả trước nên hầu hết các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều đã ban hành quy định quản lý hoặc đang nghiên cứu triển khai nhằm siết chặt quản lý thuê bao di động trả trước.
Tuy nhiên, mô hình tổ chức quản lý, nội dung, phương thức quản lý và lộ trình thực hiện ở mỗi nước đều có những đặc thù riêng, đặc biệt một số nước đã đưa ra mô hình quản lý người sử dụng dịch vụ điện thoại di động trả trước trên cơ sở dữ liệu tập trung quốc gia. Dưới đây là kinh nghiệm triển khai của một số quốc gia trên thế giới.
1. Trung Quốc
1. Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc cho biết đã yêu cầu 200 triệu thuê bao điện thoại di động trả trước đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và những ai không tuân theo sẽ bị cắt dịch vụ nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận điện thoại và lưu truyền thông tin bất hợp pháp.
Việc thực hiện bắt đầu vào cuối năm 2005 và có 6 tháng để các chủ thuê bao đăng ký.
2. Úc
Chính phủ Úc yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phải thực hiện việc đăng ký thuê bao của tất cả các khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông, trong đó có khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động trả trước.
Quy định được đưa ra xem xét từ năm 1997 và đến năm 1999 được đưa thành điều khoản quy định trong Australian Communications and Media Authority (ACMA) trong phần Australian Telecommunications Act Section 99(1).
Toàn bộ cơ sở dữ liệu khách hàng của các nhà khai thác dịch vụ viễn thông được lưu trữ tập trung tại một hệ thống được gọi là National Integrated Public Number Database (IPND) quốc gia phục vụ cho các dịch vụ khẩn cấp và công tác thực thi pháp luật. Hệ thống lưu trữ khách hàng sử dụng cả dịch vụ cố định và di động.
3. Pháp
Chính phủ Pháp yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động phải đăng ký các thuê bao trước khi chính thức kích hoạt dịch vụ cho thuê bao. Quyết định được thực hiện từ năm 1997.
Các dữ liệu của khách hàng chỉ lưu trữ theo từng nhà cung cấp mà không đưa vào chung một cơ sở dữ liệu quốc gia (IPND).
4. Đức
Chính phủ Đức cũng yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động phải đăng ký các thuê bao trước khi chính thức kích hoạt dịch vụ cho thuê bao. Quyết định được đưa vào trong Luật Viễn thông năm 2004 của Đức.
5. Nhật Bản
Chính phủ Nhật yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động, khi kích hoạt thuê bao phải đăng ký thông tin người sử dụng với nhà cung cấp. Việc triển khai thực hiện đăng ký của khách hàng thực hiện từ năm 2004 và được thểhiện bằng việc ban hành quy định của MIC (Ministry of Internal affair and Communications).
Đối với các thuê bao đã sử dụng dịch vụ chưa đăng ký được gia hạn đến hết 31/10/2005 phải thực hiện đăng ký, trong trường hợp không đăng ký sẽ bị dừng hoạt động.
Nhật không thực hiện việc đưa các bản ghi đăng ký khách hàng của các nhà khai thác thành cơ sở dữ liệu chung quốc gia IPND
6. Singapore
Chính phủ Singapore (cơ quan quản lý viễn thông IDA và Bộ nội vụ MHA) đã thống nhất và ban hành quy định về việc quản lý, đăng ký của các thuê bao điện thoại di động trả trước và bắt đầu thực hiện từ tháng 11/2005 theo đó: tất cả những người sử dụng dịch vụ điện thoại di động trả trước phải đăng ký (bằng thẻ nhận dạng, hộ chiếu hoặc các thẻ công dân), mỗi người chỉ được sử dụng tối đa 10 SIM card trả trước của 1 nhà khai thác hoặc nếu sử dụng của 3 nhà khai thác đồng thời (là Singapore Telecom Mobile Pte Ltd, StarHub Mobile Pte Ltd, MobileOne Ltd) chỉ được tối đa 3 SIM cho 01 nhà khai thác và các bản đăng ký sẽ phải được lưu trong hệ thống của các nhà khai thác. Công dân từ 15 tuổi trở lên mới được sử dụng dịch vụ điện thoại di động trả trước. Việc quy định trên như một phần điều kiện các quy định trong giấy phép cho các nhà khai thác sử dụng dịch vụ.
Đăng ký mới và đăng ký lại | Các yêu cầu thực hiện tại cửa hàng |
Thuê bao | Phải có một trong các giấy tờ sau: chứng minh thư xanh, chứng minh thư hồng hoặc hộ chiếu |
Tuổi | Ít nhất là 15 tuổi |
Giới hạn số thuê bao được đăng ký | 10 SIM card trả trước/1 người |
Các quy định liên quan đến việc bắt buộc đăng ký | Website của MHA : www.mha.gov.sg IDA/MHA Feedback (Prepaid SIM Cards) Tel: 65110513 |
Thanh Huyền