Kỳ 10: Vì sao CS là nội dung kiến thức và yêu cầu năng lực trọng tâm của CTGDPT môn Tin học mới.

08:36, 22/12/2020

Như vậy chúng ta đã thấy từ các phần trên, không chỉ có Việt Nam, mà trong tất cả các chương trình môn Tin học phổ thông của nhiều quốc gia trên thế giới, phân môn Khoa học máy tính đã được đưa vào như một nội dung bắt buộc

Đây thực sự là một cuộc cách mạng về giáo dục Tin học trên qui mô toàn thế giới. Chúng ta cùng điểm qua quá trình lịch sử phát triển của việc giảng dạy khoa học máy tính như thế nào.

1945. Ra đời máy tính điện tử, ra đời ngành CNTT, khoa học máy tính.

1970x. Xuất hiện các máy tính mainframe, nhỏ hơn nhiều so với những chiếc máy tính thế hệ đầu tiên. Ngành Khoa học máy tính, CNTT chính thức được hình thành và giảng dạy trong các trường đại học.

1980. Máy tính cá nhân (PC) ra đời, đưa các ứng dụng của CNTT đến từng gia đình. Lần đầu tiên môn Tin học (chỉ bao gồm học các ứng dụng) được đưa xuống nhà trường cho học sinh các lớp cuối cấp.

1990-2000. Bùng nổ Internet các ứng dụng mạng trên qui mô toàn cầu. Môn Tin học được đưa xuống cấp 1, nhưng chỉ dừng lại ở việc học các ứng dụng cụ thể, rời rạc.

Môn tin học trong Chương trình GDPT mới

2005-7. Xuất hiện điện thoại thông minh, sau đó là các ứng ụng IoT, len lỏi vào khắp các ngành công nghiệp và dịch vụ. Xuất hiện các khoa học mới như tự động hóa, khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo có ứng dụng cụ thể hàng ngày. CMCN 4.0 xuất hiện.

2010-2016. Xuất hiện các ngôn ngữ lập trình trực quan, lập trình kéo thả, ví dụ Scratch. Cơ hội để đưa phân môn Khoa học máy tính xuống dạy cho học sinh từ cấp Tiểu học.

Như vậy Ngôn ngữ lập trình trực quan, ví dụ như Scratch, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của môn Tin học. Có thể so sánh đây là 1 cuộc cách mạng lớn về giáo dục, lần đầu tiên, học sinh có thể học lập trình, tư duy máy tính, thuật toán, khoa học máy tính ngay từ lớp 1.

Có thể nói chính việc ra đời các ngôn ngữ lập trình đơn giản, trực quan, kéo thả dành riêng cho học sinh nhỏ tuổi là tác nhân chính để có thể đưa việc dạy kiến thức lõi của Tin học xuống nhà trường phổ thông, từ cấp Tiểu học.

Định hướng Khoa học máy tính (CS) sẽ là trọng tâm của môn Tin học mới vì các lý do rõ ràng sau:

- Với CS thì Tin học giờ đây trở thành một môn học với các ý tưởng, quan niệm thống nhất, chặt chẽ, logic của một môn học khoa học hoàn chỉnh. Không có yếu tố CS, Tin học không thể có điều này.

- Với CS và lõi của nó là lập trình, giờ đây Tin học là tập hợp các kỹ thuật, kỹ năng logic chặt chẽ, có phát triển từ thấp đến cao. Ví dụ kỹ thuật lập trình, thuật toán, kiểm thử, sửa lỗi chương trình.

-  Môn Tin học cùng với CS giờ đây sẽ có một hệ thống tư duy độc lập, riêng biệt của môn học này, khác biệt với tất cả các môn học khác. Ví dụ tư duy máy tính, tư duy thuật toán, tư duy giải quyết vấn đề.

- Môn Tin học với lõi CS của nó sẽ có tính chất bền vững với thời gian. Chú ý rằng tính chất này không đúng với IT vì công nghệ phát triển rất nhanh nên không thể có 1 hệ thống nào bền vững với thời gian.

- Nội dung CS có tính Hệ thống và độc lập với công nghệ, kỹ thuật cụ thể. Ví dụ hệ thống các ngôn ngữ lập trình, thuật toán, …. đều độc lập với kỹ thuật và công nghệ cụ thể.

Với những lý do trên có thể kết luận rằng phần kiến thức CS sẽ đóng vai trò chính, trọng tâm và nền tảng của môn Tin học trong nhà trường.

Kỳ 11: Tư duy máy tính là gì? Vì sao nói tư duy máy tính là trọng tâm của định hướng CS trong CT môn Tin học.

Bùi Việt Hà

 

Tư duy máy tính là gì? Vì sao nói tư duy máy tính là trọng tâm của định hướng CS trong CT môn Tin học.