Lazada tích hợp thêm ứng dụng gọi xe trên ứng dụng

10:31, 12/04/2021

Ngoài mảng kinh doanh cốt lõi là một nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), Lazada hiện đã cung cấp thêm một loạt các tiện ích khác. Mới đây nhất là tích hợp thêm ứng dụng gọi xe.

Vị trí bắt mắt của CDG Taxi trong ứng dụng Lazada cho thấy hãng TMĐT này đang cố gắng phát triển vượt ra ngoài dịch vụ cốt lõi của mình, để trở thành một siêu ứng dụng như Grab và Gojek.

Lazada là nền tảng do Alibaba sở hữu, đã có mặt tại 6 quốc gia trong khu vực, bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Ứng dụng này đặt mục tiêu phục vụ 300 triệu khách hàng vào năm 2030. Hiện tại, Lazada đang cung cấp các dịch vụ bao gồm thương mại, hậu cần và thanh toán. Năm ngoái, hãng cũng đã thêm tính năng đặt vé máy bay vào các dịch vụ dành cho người dùng ở Singapore và Philippines. Và mới đây nhất là dịch vụ gọi xe của CDG Taxi.

Cụ thể, trang Tech in Asia (tehchinasia.com) cho biết trang chủ của nền tảng TMĐT khổng lồ Lazada tại Singapore vừa bổ sung thêm dịch vụ gọi xe công nghệ cao của công ty vận tải Singapore ComfortDelGro. Dịch vụ có tên CDG Taxi, được đặt cùng với các dịch vụ chính của Lazada, bao gồm LazMall, Taobao, RedMart và LazLive.

Nói về ComfortDelGro, trước đó, vào tháng 1/2021, ComfortDelGro đã bổ sung thêm 25 xe ô tô cho thuê và tiến hành đợt thử nghiệm kéo dài 1 tháng đối với dịch vụ gọi xe của mình, đối đầu với hai gã khổng lồ Đông Nam Á là Grab và Gojek.

Vị trí bắt mắt của CDG Taxi trong ứng dụng Lazada cho thấy hãng TMĐT này đang cố gắng phát triển vượt ra ngoài dịch vụ cốt lõi của mình, để trở thành một siêu ứng dụng như Grab và Gojek.

ComfortDelGro cho biết có mạng lưới toàn cầu với hơn 40.000 xe. ComfortDelGro hoạt động ở 7 quốc gia, trong đó có Việt Nam cùng các thị trường khác như Singapore, Malaysia, Úc, Trung Quốc, Vương quốc Anh và Ireland.

Tháng trước, công ty đã tung ra một ứng dụng phong cách sống và di động có tên Zig, cho phép người dùng đặt taxi, lên kế hoạch cho các chuyến đi, đặt chỗ ăn uống và tìm các điểm tham quan cũng như cửa hàng giải trí cùng nhiều nơi khác.

Đây không phải là sự hợp tác đầu tiên giữa Lazada và ComfortDelGro. Vào tháng 4/2020, ComfortDelGro đã làm việc với RedMart để giúp giao hàng tạp hóa ở Singapore trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Lazada bắt tay Grab, thúc đẩy kinh tế số tại Việt Nam

Hiện tại không phải tất cả các dịch vụ trên Lazada đều khả thi ở mọi thị trường hãng hoạt động. Chẳng hạn, người dùng Lazada ở Indonesia và Philippines có thể thanh toán hóa đơn và nạp tiền điện thoại - các dịch vụ cũng được Grab và Gojek cung cấp - thì tính năng gọi taxi trên ứng dụng Lazada không khả dụng bên ngoài Singapore.

Cuối năm 2020, Lazada cũng đã hợp tác với Grab để tích hợp các dịch vụ của cả hai công ty trên các nền tảng địa phương tương ứng của họ.

Cuối năm 2020, Lazada cũng đã hợp tác với Grab để tích hợp các dịch vụ của cả hai công ty trên các nền tảng địa phương tương ứng của họ.

Trong khi đó ở Việt Nam, vào cuối năm 2020, Lazada cũng đã hợp tác với Grab để tích hợp các dịch vụ của cả hai công ty trên các nền tảng địa phương tương ứng của họ. Sự hợp tác này cho phép người dùng Việt Nam truy cập dịch vụ giao bữa ăn theo yêu cầu GrabFood từ trang chủ của ứng dụng và trang web của Lazada. Nền tảng của Lazada cũng có thể được truy cập thông qua các liên kết được nhúng trên Grab.

Được biết, việc hợp tác này góp phần củng cố chiến lược đặt người tiêu dùng ở vị trí trọng tâm của hai công ty, giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ thanh toán điện tử thuận lợi và thông minh hơn tại thị trường Việt Nam, qua đó đóng góp tích cực vào nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế số của Việt Nam.

Trong quý kết thúc vào ngày 31/12/2020, Lazada đã đạt được mức tăng trưởng ba con số so với cùng kỳ năm ngoái và thu về 1,5 tỷ USD.

Siêu ứng dụng (super app) là một thuật ngữ để chỉ một nền tảng có “tất cả trong một” (all-in-one app). Nghĩa là những ứng dụng này tích hợp nhiều dịch vụ khác nhau, từ thanh toán điện tử, nhắn tin, tìm kiếm, giao nhận, đặt xe, đi chợ hộ đến kết bạn, tra cứu thông tin hành chính... Người dùng có thể trải nghiệm một lúc nhiều tiện ích khác nhau trên cùng một ứng dụng, một tài khoản thanh toán.

Tại Việt Nam, cuộc đua siêu ứng dụng đã nở rộ từ mấy năm qua, trong đó các ứng dụng thường bắt đầu từ những dịch vụ cơ bản như gọi xe, ví điện tử, nhắn tin hay mua sắm…. Sau đó, các ứng dụng sẽ dần dần tích hợp mọi dịch vụ vào nền tảng của họ, và trên đường trở thành một “siêu ứng dụng”. Grab, MoMo, Zalo là một số tên tuổi tiêu biểu trong “cuộc chơi” này.

PV