MIS hướng tới nền giáo dục thế kỷ 21 “Thông minh - Xanh - Sáng tạo”

15:50, 20/02/2024

Loài người bước vào thời đại của Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mới chỉ 10 năm. Năm 2023, chúng ta chứng kiến cơn thịnh nộ của Trí tuệ Nhân tạo (Artificial Intelligence – A.I), tạo cơn địa chấn gây căng thẳng giữa sự tăng trưởng theo cấp số nhân của A.I và những nỗ lực điều chỉnh, khống chế và kiểm soát nó vì lo ngại A.I gây hại cho hòa bình, an ninh toàn cầu.

Năm 2013, hàng loạt tập đoàn công nghệ nhảy vào cuộc đầu tư trên 36 tỉ USD phát triển mô hình ngôn ngữ lớn và A.I tạo sinh như GPT-4 của Microsoft, ChatGPT của OpenAI, hay BardAI (Gemini) của Google, Ernie Bot của Baidu … là những A.I siêu thông minh đến mức chúng có thể làm được những việc tương đương hoặc tốt hơn con người. Nó có khả năng tự cải thiện, tạo ra vòng phản hồi vô tận với khả năng vô hạn và có thể gây ra ngày tận thế cho loài người. Cũng trong năm 2013, trên 10 tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Microsoft, Google, Apple, TSOOC, Nvidia, AMD, Amazon, Meta … đã sa thải trên 200,000 chuyên gia (riêng Google sa thải 50,000 người).

Sự trỗi dậy của Trung Quốc về A.I với tốc độ chưa từng thấy bất chấp hàng loạt thách thức. Theo WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới), Trung Quốc đã nộp khoảng 29,853 bằng sáng chế có liên quan tới A.I, cao hơn con số hơn 21,000 của Mỹ trong cùng năm 2022. Trung Quốc dẫn đầu Thế giới ở 29/36 lĩnh vực công nghệ mới này.  Các chuyên gia cảnh báo đến 2030 sẽ có tới trên 300 ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có tới 300 triệu việc làm bị mất. Đồng thời, tiến bộ công nghệ sinh học biến bất công kinh tế thành bất công sinh học. Giới siêu giàu nắm giữ A.I (chiếm khoảng 1% dân số thế giới) sẽ nắm giữ đến 80% của cải nhân loại, họ có thể mua chính sự sống (kéo dài tuổi thọ lên tới 130-150 tuổi), phần lớn sắc đẹp, sự sáng tạo và sức khỏe của nhân loại. Họ sẽ trở thành thế lực “siêu nhân” thống trị thế giới và phần còn lại là hàng tỉ người trở thành vô dụng, nô lệ của công nghệ A.I. “Ông tổ của A.I” (The Godfather of A.I) Geoffrey Hinton đã rời Google và cha đẻ OpenAI Sam Altman (38 tuổi) bị sa thải, sau đó công ty đã phải tái bổ nhiệm (do chịu áp lực từ nhân viên cũng như chủ đầu tư) để cảnh báo nhân loại về những mối đe dọa mà A.I có thể gây ra cho nhân loại đó là xóa bỏ giá trị kinh tế và quyền lực chính trị, quyền con người của loài người. Thậm chí, ngày 29/08/2023, Elon Musk đề xuất tạm dừng nghiên cứu A.I và Liên hợp quốc đã thành lập Ủy ban cố vấn kiểm soát A.I vào ngày 26/10/2023. Tuy vậy, ngay sau khi tái bộ nhiệm làm CEO của OpenA.I, Sam Altman đã công bố huy động 7000 tỉ USD để tạo ra một đế chế A.I khổng lồ, làm thay đổi toàn bộ ngành bán dẫn và kinh tế toàn cầu. Hàng loạt tập đoàn công nghệ lao vào cạnh tranh tạo đột phá A.I với tinh thần hứng khởi, tràn ngập cộng đồng công nghệ.

A.I đang xâm nhập con người. Đây là một lời cảnh tỉnh cho thế hệ trẻ đang mắc kẹt trong một ngôi trường, trong bốn bức tường bao quanh lớp học. “Hãy đừng quá dựa dẫm vào người lớn. Hầu hết họ có kiến thức và ý thức của quá khứ nhưng họ không hiểu về thế giới xung quanh đang thay đổi chóng mặt. Chúng ta suy nghĩ thế nào về công nghệ? Công nghệ bản thân nó không xấu. Nếu chúng ta biết rõ những gì mình muốn công nghệ có thể giúp đạt được điều đó, ngược lại nếu chúng ta không biết mình muốn gì thì công nghệ sẽ dẫn dắt, chi phối, lôi kéo và giành quyền kiểm soát đời bạn. Chúng ta đang chứng kiến hàng triệu triệu người trên đường phố, trong văn phòng, trong nhà đang dán mắt vào điện thoại thông minh chưa? Bạn nghĩ họ đang kiểm soát công nghệ hay công nghệ đang dẫn dắt, kiểm soát họ? Con người kết nối nhiều trên mạng khiến chúng ta mất đi kết nối với cơ thể, giác quan và môi trường vật lý xung quanh mình, làm đứt gãy những quan hệ thân tình giữa con người với nhau. Nó khiến trí tuệ và ý thức, ngôn ngữ là nền tảng con người đang xây dựng nên văn minh, tạo ra các khái niệm trừu tượng được chia sẻ trong cộng đồng, như đất nước, quốc gia, tôn giáo, tín ngưỡng, pháp nhân… bị tách rời các cảm xúc và kết cấu xã hội bị đứt gãy. Trong thực tế chúng ta đang sống trong thời đại mà con người đang bị công nghệ xâm nhập. Các thuật toán A.I đang theo dõi xem bạn đi đâu, gặp ai, làm gì. Thậm chí rất nhanh thôi, trong vài năm tới, chúng sẽ theo dõi nhịp thở, nhịp tim, cảm xúc, ý thích của bạn và nó sẽ điều khiển cũng như thao túng bạn, tiến tới thay bạn quyết định tất cả.

I. Giáo dục Thế giới đang thay đổi

Đứng trước xu thế trên, nền giáo dục thế giới cũng thay đổi nhanh chóng. Tại Mỹ, ngay từ năm 2007 đã quan tâm đặc biệt tới dạy công nghệ và tính áp dụng thực tế (Giáo dục STEM). Từ lớp 4, học sinh phải trải nghiệm ít nhất 50% bài học ngay trên lớp. Tại Phần Lan, từ 2016 nhấn mạnh nền tảng học tập suốt đời (Lifelong Learning). Chương trình chú trọng dạy công nghệ và khả năng hoàn thiện bản thân. Với tiến bộ của thiết bị điện tử và A.I cho phép con người kết nối, làm việc, sáng tạo không giới hạn. Sự phát triển của A.I, Internet of Things (Internet của vạn vật), Big Data (Dữ liệu lớn) mở đường cho việc tự học và khám phá tri thức. Giáo dục phẩm chất trở lại vị trí trung tâm, người lao động phải học suốt đời và công nghệ thế kỷ 21 chính là chìa khóa và giáo dục phẩm chất là nền tảng phát triển, tồn tại của mỗi người. Trước xa lộ thông tin khổng lồ (thuận chiều, trái chiều, thông tin thực, ảo…), nhà trường cần chuyển trọng tâm từ các kiến thức mang tính chất kỹ thuật sang công nghệ có ứng dụng thiết thực, trong đó kỹ năng thích ứng, đối phó với sự thay đổi, lĩnh hội kiến thức mới và giữ cái đầu lạnh trước những tình huống bất thường, trong bối cảnh xã hội mới bất định hơn. Để tồn tại trong thế kỷ 21, sự thay đổi chóng mặt không chỉ về kinh tế mà ý nghĩa việc “làm người” cũng sẽ biến đổi. Năm 1848, trong Tuyên ngôn Cộng sản, Marx và Engels đã tuyên bố: “Mọi thứ vững chắc sẽ tan vào hư không” đang ám chỉ về cấu trúc xã hội và kinh tế. Phát minh động cơ lượng tử (Phản hấp dẫn) mới đây của CHLB Nga đã phá vỡ những nguyên tắc vật lý cũ với tốc độ 1000 km/giây (mạnh gấp 5000 lần tên lửa thông thường). A.I và động cơ phản hấp dẫn đã làm vỡ vụn tri thức loài người trong quá khứ. Chính vì vậy, giáo dục thế giới đang thay đổi để đáp ứng nhu cầu công nghiệp 4.0 và không nhằm trả lời câu hỏi: Làm gì và như thế nào, để trang bị cho lớp trẻ đương đầu với thời đại, làm chủ được những công việc mới chưa tạo ra, giải quyết được những thách thức xã hội chưa thể lường trước được và sử dụng những công nghệ mới để tồn tại, phát triển. Giáo dục không còn là dạy người học một điều gì đó, điều quan trọng hơn là dạy họ trở thành một chiếc “la bàn” hoặc “ra đa” vạn năng tin cậy với các công cụ điều hướng để tìm ra con đường riêng của họ. Xác định được cái gì mình cần, mục tiêu nào là thật, mục tiêu nào và ảo và giá trị thật, ảo của chúng trong một biển cả thông tin thực - ảo ngày càng phức tạp, đầy biến động khó lường và không chắc chắn. “La bàn” cần xác định kiến thức, kỹ năng và giá trị để phát triển tiềm năng cá nhân. Cần xác định ba nền tảng cốt lõi: Nền tảng kiến thức (ngôn ngữ, tính toán), nền tảng kỹ năng sử dụng công nghệ mớinền tảng sức khỏe, cảm xúc.

 

II. MIS hướng tới nền Giáo dục Thế kỷ 21: “Thông minh – Xanh – Sáng tạo”.

Đất nước Việt Nam bước vào thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0 với tâm thế một nước đang phát triển với GDP năm 2023 đạt trên 430 tỉ USD, với GDP bình quân đầu người khoảng 4300 USD chỉ bằng 1/3 mức GDP bình quân trên Thế giới. Với sự bùng nổ của Trí tuệ nhân tạo – A.I, nước ta với trữ lượng đất hiếm đứng thứ 2 Thế giới với trên 22 triệu tấn và lực lượng lao động lớn có khả năng nhanh nhạy tiếp cận công nghệ mới, đang đứng trước cơ hội lớn để bứt phá trở thành đáy phễu thu hút hàng tỉ USD của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đầu tư vào nền công nghiệp sản xuất chip A.I, qua đó để trở thành một trung tâm công nghệ mới của Công nghiệp 4.0 tại Châu Á – Thái Bình Dương. Mặt khác, sự bùng nổ về công nghệ A.I, nguy cơ các thế lực “siêu nhiên” thâu tóm công nghệ A.I xâm lấn, biến dân tộc ta thành nô lệ của công nghệ, mất chủ quyền chính trị và quyền con người. Để bảo tồn truyền thống 4000 năm của dân tộc, giữ vững độc lập – tự do – hạnh phúc và vững bước tiến lên Chủ nghĩa xã hội, chúng ta ngay từ bây giờ lấy giáo dục đạo đức, phẩm chất là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong chương trình giáo dục của thế kỷ 21. Hãy quay lại với câu giáo huấn của cha ông ta: “Tiên học lễ, Hậu học văn” – hướng tới “Giáo dục con tim – Môi trường học tập yêu thương và tôn trọng”, phát huy cao độ những ưu thế của người Việt như thông minh, nhạy bén với cái mới; cần cù chịu khó, đồng cam cộng khổ, đoàn kết tương ái, đoàn kết toàn dân tộc trong suốt hàng ngàn năm đấu tranh giành độc lập dân tộc để tạo nên sức mạnh vô địch, không một thế lực nào có thể xâm lấn, nô dich nhằm bảo đảm sự trường tồn của dân tộc và đất nước.

Ngày nay chú trọng phát triển thông minh trí tuệ và thực hành trí tuệ cảm xúc, thay vì hành vi bị xử phạt trước đây cần thay bằng thấu hiều và cảm hóa. Truyền đạt kiến thức một chiều thay bằng khơi gợi tính chủ động, sáng tạo của người học. Trước kia việc dạy chỉ dành cho thầy, bây giờ việc dạy danh cho cả thầy và trò. Bước vào thế kỷ 21, ảnh hưởng của Gen còn nằm ngoài giáo dục, nói cách khác giáo dục còn nằm ngoài di truyền học. Đặc điểm đáng chủ ý của hệ thống giáo dục Phần Lan là họ ưu tiên đào tạo những kỹ năng cơ bản cho học sinh. Vì vậy, hầu như không có sự chênh lệch giữa đứa trẻ giỏi nhất và yếu nhất. Thực ra, mỗi đứa trẻ sinh ra đã khác nhau. Sự khác nhau đó được quy định bởi Gen, do vậy học tập chịu ảnh hưởng của Gen hơn là môi trường. Giáo dục có nhiệm vụ tạo điều kiện để trẻ nhận ra khả năng của bản thân và nuôi dưỡng lòng ham thích học tập là nhiệm vụ lớn nhất của nhà giáo. Loài người có DNA giống nhau đến 95%, còn lại 5% là trọng tâm của di truyền học hành vi và giải thích sự khác biệt giữa người với người. Nền tảng của di truyền đó là: “Bất thường là bình thường”. Gen có tính ảnh hưởng phổ quát còn môi trường có tính ảnh hưởng chuyên sâu. Cần làm gì để cá nhân hóa quá trình giảng dạy và học tập? Làm thế nào để dạy từng học sinh trong khi dạy cả lớp? Chương trình giáo dục chính nên gồm những kỹ năng: Ngôn ngữ, tính toán và kỹ năng sử dụng công nghệ mới tức là những kỹ năng cần thiết nhất để làm việc, sống cho mình và có ích cho xã hội. Tăng sự lựa chọn cho học sinh về môn học mà học sinh có khả năng, yêu thích nhất và quyền tự do sáng tạo giảng dạy của giáo viên. Đảm bảo các học sinh được học tập, kết nối, tương tác bình đẳng trong một môi trường an toàn, yêu thương và tôn trọng. Học sinh được chăm sóc sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, xây dựng mối quan hệ, kết nối với con người, môi trường xung quanh, với xã hội và thế giới đang thay đổi. Giáo dục học sinh sống chủ động, biết ưu tiên việc quan trọng; luôn đặc mục tiêu cao hơn người khác; hướng tầm mắt nhìn xa để đạt mục tiêu lớn. Xem thách thức là cơ hội, không sợ va vấp, thất bại để rèn rũa bản thân, vươn lên phía trước, cân bằng Tâm – Trí – Lực trên nền tảng kỹ năng hoàn hảo, hài hòa với nghệ thuật để sống chủ động, có trách nhiệm với tư duy cùng thắng (Win – Win).

Giá trị cốt lõi của thế kỷ 21, đó là tạo ra con người kiến tạo. Một trong những năng lực cốt lõi của tư duy đó là khả năng giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, tri thức, tư duy và kỹ năng sáng tạo là tiềm năng đột phá hay nhất để mỗi người tồn tại và phát triển.

Để bắt kịp với xu thế, thời đại, MIS hướng tới nền giáo dục khai phóng 4.0 nhằm trang bị hành trang cho thế hệ trẻ “Giàu tri thức – Thích ứng nhanh – Sống nhân ái và luôn hoàn thiện mình” với triết lý giáo dục: “Học để tự dó, sáng tạo – Học để Hạnh phúc – Thông minh để hạnh phúc”, để MIS trở thành ngôi trường “Thông minh – Xanh – Sáng tạo” với khẩu hiệu hành động “Đa Trí Tuệ - Một nhân cách”.

Chương trình giáo dục MIS tập trung trung vào giáo dục giá trị cốt lõi của thế kỷ 21 – đào tạo ra con người kiến tạo, sẵn sàng thích nghi với những thay đổi của thời đại để tồn tại và phát triển.

1. Thứ nhất: Ưu tiên hàng đầu là học làm người.

Cần giáo dục và hun đúc cho thế hệ trẻ Việt Nam lẽ sống có lý tưởng, khát vọng, hoài bão, biết yêu thương mình, yêu thương mọi người và bảo tồn quốc tính về cả 3 mặt của nhân cách MISers:

* Giữ gìn nhân tính: Yêu nước, thương nòi, sống tình nghĩa, trung thực, đoàn kết, hợp tác, sáng tạo. Giáo dục lấy đức làm gốc, khát khao lý tưởng Chủ nghĩa xã hội, thôi thúc khát vọng làm giàu vì mình, vì gia đình, vì mọi người và vì đất nước.

Nhà trường thực hiện chương trình giáo dục con tim vào chính khóa: thực hành trí tuệ cảm xúc, chương trình quốc tế GRACE tích hợp với chương trình giáo dục công dân, Kỹ năng sống và giá trị sống cho học sinh.

* Bảo tốn quốc tính: Cần thổi vào hồn thế hệ trẻn Việt Nam tinh thần Đại Việt, hiểu sâu sắc về chủ nghĩa anh hung cách mạng, lịch sử hào hung của dân tộc, ý chỉ quật cường, tự cường, trí tuệ bản lĩnh và tinh thần nhân văn của dân tộc là động lực phát triển tạo nên sức mạnh nội sinh vô địch của dân tộc. Bản lĩnh và khát vọng của dân tộc lan tỏa những điều kì diệu “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” trong lịch sử 4000 năm thành bệ phóng “Vượt lên thách thức, đánh thức tiềm năng vươn lên làm giàu, không chịu đi sau các nước”. Lòng tự hào, tự tôn dân tộc, đoàn kết bên nhau thành sức mạnh vô song chặn đứng sự xâm lấn của công nghệ - giữ vững chủ quyền, độc lập nhằm chấn hung, hiện đại hóa đất nước, trở nên hùng cường và thịnh vượng.

* Khẳng định cá tính: Tuổi trẻ Việt Nam cần được định hướng nhân cách con người kiến tạo, được khẳng định bằng giá trị chung về đạo đức và giá trị của kết nối với xã hội, cộng đồng. Nhân cách MISers chính là sự tự tin, lòng tự trọng, biểu hiện cái tâm, cái tầm của con người với cái nhìn rộng mở. Mỗi MISer là phiên bản hoàn hảo của chính mình: Tự tin, Tự chủ, Tự thích nghi và Tự quyết định vận mệnh bản thân và trưởng thành.

2. Thứ hai: Tập trung đào tạo kỹ năng thế kỷ 21 cho MISers là chìa khóa cốt lõi thời đại công nghiệp 4.0.

 Thời đại Công nghiệp 4.0, mọi người phải học suốt đời và công nghệ thế kỷ 21 chính là chìa khóa và giáo dục đạo đức, kỹ năng là nền tảng để phát triển và tồn tại của mỗi người trong thế giới kết nối tri thức.

 Đào tạo tư duy và kỹ năng thế kỷ 21, đặc biệt là 04 kỹ năng chính đó là:

- Kỹ năng trình bày giao tiếp, kết nối (Communication & Connection);

- Kỹ năng phản biện (Critical Thinking);

- Kỹ năng hợp tác (Collaboration); và

- Kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo (Creative Problem Solving)

 Nhà trường đào tạo các kỹ năng trên thông qua mô thức “Học tập hợp tác”, các chủ đề, chuyên đề, dự án tích hợp liên môn, giáo dục STEAM với nhiều cuộc thi đấu, tranh tài trí tuệ; thông qua trải nghiệm sáng tạo và hoạt động sự kiện, ngoại khóa, giáo dục kết nối với môi trường, xã hội…

 

3. Thứ ba: Trang bị kiến thức cốt lõi về văn hóa, Khoa học công nghệ và ngoại ngữ bắt kịp xu hướng phát triển công nghiệp 4.0.

- Trang bị cho học sinh hiểu sâu, nắm chắc kiến thức nền tảng, cốt lõi, biết rộng các kiến thức khác, đặc biệt về ngôn ngữ, ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng công nghệ mới (A.I), Internet vạn vật (Internet Of Things – IOT), Dữ liệu lớn (Big Data) là những nền tảng kiến thức cần thiết cho cuộc sống.

- Đào tạo năng lực xử lý thông tin cho MISers để trở thành chiếc “La bàn” vạn năng cùng các công cụ điều hướng, tự thích nghi với thế giới, kết nối để tìm ra con đường riêng của mình trong thế giới đầy biến động, bất định, không chắc chắn để tồn tại và phát triển.

- MIS thực hiện cách mạng trong việc học tập, giảng dạy trong nhà trường và trong bản thân của mỗi người Giáo viên, Học sinh, từng bước đẩy lùi tư duy cũ “những chuyên gia biết tuốt” nhưng thực sự ngu ngơ khi bước vào thế giới ảo, kết nối tri thức toàn cầu.

- Sử dụng thiết bị điện tử, công cụ A.I cho phép học sinh kết nối làm việc, sáng tạo không giới hạn. Phát triển A.I mở đường cho việc tự học, khám phá thay vì truyền đạt một chiều Giáo viên – Học sinh, bằng khơi gợi tính chủ động, sáng tạo của người học. Việc dạy học trước chỉ dành cho thầy, bây giờ việc dạy dành cho cả thầy và trò. Từ năm học 2023 – 2024, MIS tập trung đổi mới để tạo đột phá trong giáo dục thế kỷ 21 với việc xây dựng hệ thống giáo dục MIS thành hệ thống hệ sinh thái xanh, số, sáng tạo và thông minh.

- Hoạt động sư phạm sẽ được tổ chức trên nguyên tắc: Gắn kết bên nhau, Hợp tác, kết nối và đoàn kết, yêu thương, chú trọng học tập về sinh thái, liên văn hóa, liên môn. Thúc đẩy giáo dục mở, giáo dục số, đào tạo cá nhân hóa trong khi dạy cả lớp nhằm hình thành năng lực phản biện và ứng dụng tri thức công nghệ mới.

- Trang bị nền tảng kiến thức sáng chữ, sáng số, sáng dữ liệu, tính toán… (“sáng số” và “sáng dữ liệu” là thuật ngữ mô tả việc nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng xã hội về vai trò, ý nghĩa của việc số hóa và các ứng dụng số trong mọi hoạt động của đời sống hằng ngày. Qua đó, người dân có thể ứng dụng, khai thác hiệu quả các công cụ trên nền tảng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc sống)

- Phổ cập đại trà ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật từ lớp 1 tới lớp 12 với mục tiêu IELTS đạt từ 5.0 – 8.0; HSK3 – HSK5 và JLPT cấp độ N3 trở lên;

- Xây dựng chương trình và phổ cập đào tạo toàn diện về CNTT, STEAM – Robotics từ cấp Tiểu học và A.I, Internet vạn vật, Dữ liệu lớn cho học sinh từ THCS – THPT.

- Tổ chức ngày học 8 tiết từ học kì 2 năm học 2023 – 2024, trong đó, 7 tiết/ngày học đại trà (học tập kết hợp) chiếm 80% số tiết thực hiện theo mô thức “học tập hợp tác” theo các chủ đề, chuyên đề, dự án tích hợp liên môn cùng các kì cuộc thi theo phạm vi cấp lớp, khối, trường.

- Học tập phân hóa theo kiểu “vừa miệng” căn cứ trên năng lực học sinh chiếm 20% tổng số tiết, theo định hướng đa trí tuệ. Tiết 8, học tập cá nhân hóa, theo tố chất, khả năng nổi trội, yêu thích. Tiết 8 hằng ngày được gọi là “Giờ học thiên tài”, lấy học sinh là chủ thể chủ động học tập, khám phá theo chuyên đề, chủ đề, dự án tích hợp liên môn, với sự cố vấn, hướng dẫn của giáo viên, tạo sự lựa chọn mới lạ cho học sinh và quyền tự do, sáng tạo trong hoạt động dạy – học của cả giáo viên và học sinh.

- Đưa giáo dục, học tập cảm xúc xã hội, thực hành trí tuệ cảm xúc và chương trình giáo dục kỹ năng sống quốc tế GRACE vào chính khóa tại trường.

- Thực hiện triệt để chủ trương: “Học thật – Chất lượng thật – Tiến bộ thật” và lấy sự tiến bộ của học sinh trên nền tảng đang có cùng sự hài lòng của học sinh, cha mẹ học sinh đối với MIS là thước đo cho kết quả giáo dục của Nhà Trường.

4. Thứ tư: Chăm sóc sức khỏe thể chất, tâm thần và quan hệ với thế giới.

Giá trị cao nhất của con người là hạnh phúc. Hạnh phúc khi con người khỏe mạnh về thể chất, lành mạnh về tâm thần, sống có mục đích, có sự kết nối với xã hội và có khả năng cân bằng cảm xúc, hài lòng với bản thân mình.

MIS chú trọng tới chăm sóc sức khỏe thể chất: lựa chọn chương trình rèn luyện thể chất tối ưu bắt buộc và tự chọn cho học sinh để phát triển thể chất lành mạnh, chuyên tâm chăm sóc giấc ngủ trưa; ăn uống đầy đủ chất, vừa miệng. Chú trọng chăm sóc sức khỏe tâm thần: nhận biết cảm xúc bản thân, kiểm soát suy nghĩ tiêu cực, phát huy suy nghĩ tích cực để có lối sống chủ động, tích cực. Đồng thời, giáo dục học sinh biết lựa chọn và chăm sóc mối quan hệ con người với môi trường xung quanh; kết nối, xây dựng tình bạn gắn kết, yêu thường và tôn trọng nhau. Chăm sóc mối quan hệ với thế giới: nhận biết điểm mạnh và đặt mục tiêu phát triển bản thân, hiểu được mình là 1 phần của thế giới và có thể đóng góp thiết thực cho đời.

Mọi hoạt động tại trường đều hướng tới yêu bản thân, biết chăm sóc thể chất và tinh thần, tìm niềm vui, hạnh phúc trong học tập, để mỗi ngày tới trường “Học sinh tiến bộ, yên vui; Thầy cô yên lòng; Cha mẹ yên tâm”.

5. Thứ năm: Học gắn với hành, định hướng nghề nghiệp và khởi nghiệp sớm

MIS đặc biệt chú trọng học lý thuyết gắn với thực tế, học đi đôi với hành và kết nối với môi trường, thế giới. Nhà trường đầu tư trang trại giáo dục MIS tại Láng – Hòa Lạc (với diện tích gần 6 hecta) thành công viên khoa học công nghệ kết nối với môi trường, tri thức (gần khuôn viên của tổ hợp Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam – NIC), nơi học sinh được trải nghiệm tích hợp liên môn, giải quyết các vấn đề thực tiễn giúp các em biết cách hợp tác, phát triển tư duy sáng tạo và rèn luyện thể lực, khả năng tự thích nghi nhằm cân bằng Tâm lực – Thể lực – Trí lực trên nền tảng kỹ năng hoàn hảo, hài hòa với nghệ thuật. Từ năm 2025 trở đi, Nhà trường chủ trương 1 tuần/tháng học tập, trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tại Trang trại giáo dục Đa Trí Tuệ (MIS). Nhà trường tổ chức thường xuyên các chủ đề định hướng nghề nghiệp và khởi nghiệp cùng với sự hợp tác của các chuyên gia, tập đoàn hường nghiệp trong nước và quốc tế.

6. Thứ sáu: Tăng cường công tác bồi dưỡng, cập nhật khả năng ứng dụng công nghệ trong các công tác chuyên môn, vận hành của Nhà trường.

Tăng cường công tác đào tạo thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ, nâng cấp đội ngũ CB, GV, NV nhà trường bắt kịp xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0, đủ tâm, tầm, tài để giáo dục, đào tạo, rèn luyện học sinh trở thành người thành công trong tương lai. Mỗi giáo viên áp dụng thành thạo các ứng dụng A.I trong các công tác chuyên môn (soạn bài, giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh…) và trở thành nhà giáo dục, nhà quản lý, nhà tâm lý là “người thầy thế kỷ 21”.

7. Thứ bảy: Xây dựng MIS trở thành “Trường học Thông minh – Xanh vì cuộc sống bền vững”

- Tập trung đầu tư các phòng học thông minh trên cơ sở các thành tựu CNTT, A.I, Internet vạn vật (IOT), Big Data với các trợ lý ảo, các ứng dụng thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường (VR – AR) để trở thành trường học thông minh trước năm 2028.

- Chú trọng tiên phong phát triển xanh, trường học xanh vì cuộc sống bền vững nhằm giáo dục về lối sống bền vững giúp MISers hình thành được cách sống xanh, phấn đấu đến 2025, nhà trường giảm dấu vết carbon trong trường bằng việc đầu tư, sử dụng 100% năng lượng tái tạo song song với chương trình giảng dạy xanh và tính chất cộng đồng xanh.

8. Thứ tám: Xây dựng MIS thành cộng đồng kết nối, chia sẻ (giữa CB-GV-NV cùng cha mẹ học sinh với học sinh là chủ thể trọng tâm) và cùng khởi tạo tương lai MISers.

Kết nối, chia sẻ và thấu hiểu giữa nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh là yếu tố sống còn để giúp học sinh vượt lên chính mình, tiến lên phía trước để thành công trong tương lai. MIS với cộng đồng kết nối chia sẻ sẽ là bệ phóng đưa các “đầu đạn thông minh” MISers vươn tới đỉnh cao thế kỷ 21: Đa Trí Tuệ - Một nhân cách.

III. Thông điệp đầu năm 2024

Bước vào một năm mới, một chặng đường mới, chúng ta đứng trước cơ hội vàng để tái định hình tương lai giáo dục, không chỉ cho bản thân mình mà cả cho thế hệ sau. Mỗi cá nhân, từ cán bộ, giáo viên, nhân viên đến học sinh và phụ huynh MIS, đều giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng một cộng đồng học tập mạnh mẽ, đổi mới và đầy tính nhân văn. Bằng cách đồng lòng hướng tới Nền giáo dục Thế kỉ 21 "Thông minh – Xanh – Sáng tạo", chúng ta không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng để thành công trong thế giới hiện đại mà còn giáo dục các con trở thành công dân toàn cầu có trách nhiệm, biết quan tâm đến môi trường và cộng đồng. Hãy cùng nhau tiến bước với tinh thần lạc quan và quyết tâm, đổi mới giáo dục để xây dựng tương lai tươi sáng cho mỗi MISer.

Để tăng cường động lực và sự đồng lòng trong cộng đồng MIS, chúng ta cần nhấn mạnh sự chung tay và hợp tác giữa tất cả mọi người. Sự tham gia tích cực của cha mẹ học sinh không chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ con cái mà còn mở rộng ra việc hợp tác với nhà trường, chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu giáo dục. Cùng nhau, chúng ta tạo dựng một môi trường học tập năng động, khuyến khích sự sáng tạo, và phát triển tinh thần trách nhiệm đối với môi trường và cộng đồng. Sự kết nối này không chỉ giúp học sinh phát triển kỹ năng và kiến thức cần thiết mà còn củng cố giá trị nhân văn, tạo điều kiện cho mỗi MISer khám phá và phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. Bằng cách mở rộng tầm nhìn, chấp nhận thách thức và không ngừng nỗ lực, mỗi cá nhân trong cộng đồng MIS sẽ góp phần tạo nên một tương lai giáo dục đầy hứa hẹn, mở ra cánh cửa của cơ hội và thành công cho mọi học sinh. Hãy cùng chung tay và tâm huyết với nhau, để mỗi bước đi trên hành trình này không chỉ là tiến bộ cho bản thân mà còn là cống hiến cho cộng đồng, hướng tới một tương lai tươi sáng và bền vững cho mỗi MISer.

PV (Theo Tạp chí Tin học và Đời sống)