Mobile Vietnam 2012: Toàn cảnh ngành CNTT Việt Nam

05:06, 30/09/2012

Trong vài năm qua, ngành Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam đã có một sự phát triển nhanh chóng vượt bậc với mức phát triển nhanh hơn mức trung bình toàn cầu. Theo báo cáo do Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) Việt Nam đã lọt vào nhóm 10 nước có tốc độ phát triển ICT nhanh nhất thế giới. Riêng về lĩnh vực Internet, Việt Nam đứng thứ 3 tại Châu Á và số 1 Đông Nam Á.

Việt Nam được coi là một thị trường tiềm năng, có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tốc độ phát triển ngành công nghiệp CNTT cao và đang trở thành ngành kinh tế đầy hứa hẹn của đát nước. Tốc độc tăng trưởng doanh thu lĩnh vực này trung bình hơn 30% / năm, đạt trên 1 tỷ USD năm 2010, gấp 4 lần so với năm 2005.


Theo công bố của tập đoàn A.T Kearney năm 2011, Việt Nam được xếp hạng thứ 8 trong số các nước hấp dẫn nhất về gia công phần mềm. Số lượng doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT tăng nhanh, tính đến năm 2010, cả nước đã có khoảng trên 1.000 doanh nghiệp, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005. Năm 2010, công nghiệp phần cứng, điện tử cũng đạt doanh số trên 5,6 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với năm 2005.

Định hướng đến năm 2015, Việt Nam sẽ nằm trong số 15 nước dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số và sẽ đứng vị trí số 10 về lĩnh vực này vào năm 2020.


Trong lĩnh vực viễn thông, thị trường điện thoại di động, điện thoại thông minh và máy tính bảng cũng đã có sự phát triển vượt bậc. Theo dự đoán của IDC, đến cuối năm 2012, thị trường smartphone của Việt Nam được dự báo đạt 2,7 triệu đơn vị; thị trường máy tính bảng tại Việt Nam sẽ tăng trưởng đầy ấn tượng, đạt 92% so với năm 2011.
 

Cũng theo IDC, đến cuối năm 2012, sẽ có khoảng 26 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam, chiếm khoảng 30% trên tổng dân số 86 triệu người, điều này sẽ mở ra một loạt các cơ hội cho lĩnh vực thanh toán điện tử (ePayment).


Về thị phần thuê bao di động tại Việt Nam, năm 2012 sẽ được coi là năm “các doanh nghiệp viễn thông lớn sẽ thâu tóm công ty nhỏ”, hợp nhất viễn thông sẽ thúc đẩy các nhà mạng tập trung hơn vào dịch vụ khách hàng, đó cũng là cơ hội cho các nhà khai thác lớn trên thế giới thâm nhập vào thị trường Việt Nam để cung cấp các dịch vụ gia tăng trên nền di động – một mảng thị trường chưa được khai thác đầy đủ và còn rất nhiều tiềm năng.


Với những cơ hội to lớn như vậy, việc tiếp cận, quảng bá, và phát triển các sản phẩm, dịch vụ trong ngành CNTT-TT trên thị trường Việt Nam là mục tiêu mà tất cả các nhà khai thác, nhà cung cấp cần hướng đến. Mobile Vietnam 2012 có thể giúp: Các nhà khai thác di động Việt Nam, Các nhà khai thác di động Quốc tế, Những đơn vị sản xuất, ,kinh doanh, phân phối thiệt bị di động của Việt Nam và nước ngoài. Những đơn vị sản xuát chương trình tuyền hình, xuất bản ấn phẩm, cung cấp các dịch vụ về nội dung và dịch vụ giá trị gia tăng, mạng xã hội. Những đơn vị cung cấp và phát triển phần mềm, ứng dụng cho các thiết bị di động. Các ngân hàng, các công ty làm thanh toán di động, marketing trên di động, các cơ quan y tế, chăm sóc sức khỏe…có ứng dụng dịch vụ di động trong hoạt động của mình. Các cơ quan nhà nước về lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin; các hiệp hội các ngành nghề và các tổ chức truyền thông… thực hiện được điều đó.


Mobile Vietnam 2012 là nơi các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình; tạo cơ hội giao lưu, thúc đẩy hợp tác không chỉ giữa các doanh nghiệp mà còn giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực thông tin di động. Đồng thời tạo cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ và nhà sản xuất tri ân người tiêu dùng đã tin tưởng và lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ của ngành thông tin di động.


Thông tin chi tiết có thể tham khảo thêm tại: mobilevietnam.vn 

Số liệu biểu đồ trên được trích từ Sách trắng 2011 do Ban chỉ đạo Quốc gia về Công nghệ thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành.


Uyên Hà