Năm 2050: đại dượng chứa rác thải nhựa nhiều hơn cả cá

08:46, 01/02/2016

Theo cảnh báo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (19/1/2016), “đến năm 2050, rác thải nhựa sẽ nhiều hơn cá nếu xét về trọng lượng ở đại dương”.

plastic1

Với tính năng tiện dụng và chi phí sản xuất thấp, nhựa đã trở thành vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Riêng lĩnh vực đóng gói bao bì, nhựa được sử dụng đã tăng lên gấp 20 lần trong nửa thế kỷ qua, đạt 311 triệu tấn (năm 2014) và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới.

Điều đó có nghĩa hơn 1/4 nhựa được dùng trên toàn cầu là để phục vụ cho hoạt động đóng gói sản phẩm. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng trong sản xuất và sử dụng nhựa là rác thải nhựa; chỉ có 14% lượng bao bì nhựa nói trên được thu gom để tái chế, thấp hơn nhiều so với các vật liệu khác (giấy là 58% và sắt là 90%).

Đáng chú ý, gần 1/3 số lượng bao bì nhựa của hệ thống thu gom chất thải bị thoát ra ngoài và vương vãi trong tự nhiên làm tắc nghẽn các cơ sở hạ tầng.

“Sau vòng sử dụng ngắn ngũi đầu tiên, 95% giá trị bao bì nhựa, tương ứng từ 80 – 120 tỷ USD mỗi năm, bị thất thoát”, theo báo cáo từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã được thực hiện dựa trên phỏng vấn với hơn 180 chuyên gia và kết hợp phân tích của hơn 200 báo cáo khác.

Với nhịp độ như hiện nay, tính đến năm 2050, xét về mặt khối lượng, đại dương sẽ chứa nhiều nhựa hơn cả cá. Lượng nhựa được sản xuất trên toàn cầu vào thời điểm đó ước tính tăng lên gấp 3 lần, đạt hơn 1 tỷ tấn. Kèm theo đó, “ngân sách carbon” – ngưỡng thải carbon dioxide (CO2) ra bầu khí quyển để giữ nhiệt độ trái đất tăng ở mức chấp nhận được, không quá 2oC của toàn cầu sẽ bị đẩy lên 15%, cao hơn gấp 15 lần so với con số 1% như hiện nay.

Để tránh thảm họa do biến đổi khí hậu và cải thiện nền kinh tế, các ý kiến từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra khuyến khích người dân nên thu thập, tái chế rác thải nhựa và sử dụng bao bì tái chế. Về cơ sở hạ tầng thu gom chất thải, các quốc gia nên tăng cường đầu tư cho hoạt động xử lý rác.

Với tính năng tiện dụng và chi phí sản xuất thấp, nhựa đã trở thành vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Riêng lĩnh vực đóng gói bao bì, nhựa được sử dụng đã tăng lên gấp 20 lần trong nửa thế kỷ qua, đạt 311 triệu tấn (năm 2014) và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới.

Điều đó có nghĩa hơn 1/4 nhựa được dùng trên toàn cầu là để phục vụ cho hoạt động đóng gói sản phẩm. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng trong sản xuất và sử dụng nhựa là rác thải nhựa; chỉ có 14% lượng bao bì nhựa nói trên được thu gom để tái chế, thấp hơn nhiều so với các vật liệu khác (giấy là 58% và sắt là 90%).

Đáng chú ý, gần 1/3 số lượng bao bì nhựa của hệ thống thu gom chất thải bị thoát ra ngoài và vương vãi trong tự nhiên làm tắc nghẽn các cơ sở hạ tầng.

“Sau vòng sử dụng ngắn ngũi đầu tiên, 95% giá trị bao bì nhựa, tương ứng từ 80 – 120 tỷ USD mỗi năm, bị thất thoát”, theo báo cáo từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã được thực hiện dựa trên phỏng vấn với hơn 180 chuyên gia và kết hợp phân tích của hơn 200 báo cáo khác.

Với nhịp độ như hiện nay, tính đến năm 2050, xét về mặt khối lượng, đại dương sẽ chứa nhiều nhựa hơn cả cá. Lượng nhựa được sản xuất trên toàn cầu vào thời điểm đó ước tính tăng lên gấp 3 lần, đạt hơn 1 tỷ tấn. Kèm theo đó, “ngân sách carbon” – ngưỡng thải carbon dioxide (CO2) ra bầu khí quyển để giữ nhiệt độ trái đất tăng ở mức chấp nhận được, không quá 2oC của toàn cầu sẽ bị đẩy lên 15%, cao hơn gấp 15 lần so với con số 1% như hiện nay.

Để tránh thảm họa do biến đổi khí hậu và cải thiện nền kinh tế, các ý kiến từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra khuyến khích người dân nên thu thập, tái chế rác thải nhựa và sử dụng bao bì tái chế. Về cơ sở hạ tầng thu gom chất thải, các quốc gia nên tăng cường đầu tư cho hoạt động xử lý rác.
TIN LIÊN QUAN