Nga lên kế hoạch sản xuất hàng triệu liều vaccine và phê duyệt loại vaccine mới
Sau thành công của vaccine Sputnik V, loại vaccine COVID-19 thứ 2 có tên EpiVacCorona đã cho ra những kết quả thử nghiệm khả quan. Giới chức Nga hy vọng loại vaccine này có thể sẽ sớm được phê duyệt.
- Nga tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 vaccine AZD1222
- Mexico dự kiến tiêm 2.000 liều vaccine thử nghiệm của Nga vào tháng 9
- Trung Quốc đề nghị thử nghiệm vaccine Covid-19 chung với Nga
- Việt Nam đặt mua 50-150 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 của Nga
- Vaccine ngừa COVID-19 của Nga sẽ xuất xưởng trong 2 tuần tới
Ngày 23/8, Bộ trưởng Công nghiệp Nga - Denis Manturov chi biết nước này dự kiến sản xuất từ 1,5-2 triệu liều vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiềm năng mỗi tháng vào cuối năm nay, sau đó tăng dần lên 6 triệu liều mỗi tháng.
Khong chỉ dừng lại ở đó, sau thành công của vaccine COVID-19 đầu tiên mang tên Sputnik V, mới đây, Nga đã báo thêm một loại vaccine khả quan nữa sau các kết quả thử nghiệm sơ bộ. Loại vaccine mới này có tên EpiVacCorona, được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu Virus và Công nghệ Sinh học Vector của Nga.
Vaccine EpiVacCorona là loại vaccine COVID-19 tiềm năng thứ hai của Nga.
Theo đó, vaccine EpiVacCorona được đánh giá khác hoàn toàn so với Sputnik V. Theo các báo cáo sơ bộ, EpiVacCorona không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào ở những tình nguyện viên. Bên cạnh đó, vaccine này đã tạo ra phản ứng miễn dịch hiệu quả sau 2 lần tiêm cách nhau từ 14-21 ngày.
Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 57 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vaccine EpiVacCorona, tất cả đều cảm thấy khỏe mạnh, không gặp vấn đề gì. Các thử nghiệm lâm sàng của loại vaccine mới này sẽ hoàn tất vào tháng 9. Giới chức Nga hy vọng họ có thể phê duyệt EpiVacCorona vào tháng 10 và tiến hành sản xuất rộng rãi loại vaccine này vào tháng 11 tới.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 160 loại vaccine tiềm năng đang được thử nghiệm. Trong số đó, 5 loại vaccine đã bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng để kiểm tra mức độ an toàn và hiệu quả lên cơ thể người. Với tốc độ lây lan nhanh chóng của đại dịch COVID-19, các nhà khoa học đang đẩy nhanh quá trình điều chế vaccine để có thể sớm ngăn chặn dịch bệnh. |
Dung Hoàng