Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc các ví điện tử yêu cầu người dùng xác thực thông tin trước 7/7?
Tại họp báo Chính phủ thường kì tháng 5/2019, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đã thông tin về việc gần đây các ví điện tử yêu cầu người dùng phải xác thực thông tin, khiến nhiều người lo lắng rằng thông tin của mình có được đảm bảo không.
- Ứng dụng công nghệ liên quan đến 1/3 số công việc trong ngành ngân hàng
- Đa số ngân hàng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương (APAC) chậm chạp trong cuộc đua số hóa
- "Nhà mạng sẽ điều chỉnh giá SMS nếu các ngân hàng giảm giá dịch vụ cho khách hàng"
- Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ phát triển hạ tầng thanh toán số quốc gia
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được BIS mời làm hội viên trong năm 2020
- Ngân hàng tiên phong đưa “siêu thị VinMart Online” lên ứng dụng di động
- Các ngân hàng lớn cảnh báo tội phạm công nghệ cao tiếp tục lừa đảo, đánh cắp tài khoản của khách hàng
Cụ thể, Phó Thống đốc cho biết, ngày 7/7 sắp tới là hạn cuối cùng để các chủ ví điện tử hoàn tất việc kê khai xác minh danh tính của mình. Đây là việc sửa đổi lại Thông tư 39 ban hành từ 2014. Lý do phải sửa đổi lại bởi phải bảo đảm an toàn cho người sử dụng ví điện tử.
"Trong thời gian vừa qua đã có một số trường hợp người sử dụng ví điện tử bị lộ thông tin và ảnh hưởng đến an toàn. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, với những tài khoản thanh toán tại ngân hàng hoặc thẻ ghi nợ, cần phải làm rõ kê khai xác minh danh tính, đến 7/7 này sẽ hết hạn. Chúng tôi khẳng định các tổ chức có chức năng trung gian thanh toán phải có trách nhiệm bảo toàn thông tin thanh toán cho khách hàng", Phó Thống đốc nói tại họp báo.
Bên cạnh đó, NHNN cũng khuyến cáo người dân sử dụng dịch vụ này không nên cung cấp hoặc để lộ, lọt thông tin của mình cho những người không tin tưởng.
Được biết, tại điều 9 Thông tư 23/2019/TT-NHNN quy định: Chủ ví điện tử phải cung cấp chính xác các thông tin trong hồ sơ mở ví điện tử cho tổ chức cung ứng dịch vụ ngày trước ngày 7/7/2020.
Theo đó, sau ngày 7/7, những tài khoản ví điện tử chưa xác thực sẽ bị tạm khóa dịch vụ. Chủ sở hữu ví điện tử có thể giao dịch trở lại sau khi hoàn tất việc xác thực.
(Theo Nhịp sống kinh tế)