Nhà mạng Nhật rút khỏi sàn chứng khoán, toàn quyền giảm cước viễn thông
Thủ tướng mới của Nhật Bản, ông Yoshihide Suga đang khởi động lại nỗ lực nhằm thúc đẩy 3 nhà mạng lớn nhất đất nước cắt giảm cước viễn thông. “Sau vụ NTT mua lại, Docomo có thể được chính phủ chỉ thị giảm giá”, một chuyên gia khẳng định.
Tập đoàn viễn thông NTT của Nhật Bản cho biết, họ đang cân nhắc thu hồi toàn bộ quyền kiểm soát nhà mạng di động Docomo, trong một thỏa thuận trị giá lên đến 4 nghìn tỷ yên (38 tỷ USD). NTT đang giữ khoảng 66% cổ phần Docomo. Các điều khoản sẽ được thảo luận trong thời gian tới.
Dự kiến NTT sẽ mua lại nốt 34% cổ phần của Docomo, với mức giá cao hơn 30% so với giá cổ phiếu đóng cửa phiên hôm Thứ Hai vừa qua, sau đó rút nhà mạng này khỏi sàn chứng khoán. Trong khi đó, cổ đông lớn nhất của NTT là nhà nước Nhật Bản, với 34% cổ phần.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng mới của Nhật Bản, ông Yoshihide Suga khởi động lại nỗ lực nhằm thúc đẩy 3 nhà mạng lớn nhất đất nước cắt giảm cước viễn thông. “Sau vụ NTT mua lại, Docomo có thể được chính phủ chỉ thị giảm giá”, một chuyên gia khẳng định.
Tập đoàn viễn thông NTT của Nhật Bản cho biết, họ đang cân nhắc thu hồi toàn bộ quyền kiểm soát nhà mạng di động Docomo, trong một thỏa thuận trị giá lên đến 4 nghìn tỷ yên (38 tỷ USD). |
Thủ tướng mới của Nhật Bản mới đây chia sẻ kỳ vọng cước viễn thông có thể giảm khoảng 40%, đồng thời chuẩn bị đưa ra chính sách khuyến khích điều đó. Theo đó, cước viễn thông thấp hơn hơn có thể kích thích chi tiêu ở các mảng khác của nền kinh tế.
Nếu NTT Docomo giảm cước, các nhà mạng khác như KDDI và SoftBank gần như chắc chắn sẽ giảm theo. Về thị phần viễn thông ở Nhật Bản, Docomo đang dẫn đầu với 37%, tiếp đó là KDDI với 28% và SoftBank với 22%.
Nỗ lực của Nhật Bản cũng là để khi thế hệ mạng di động 5G được triển khai, thị trường cạnh tranh được đảm bảo. Chính quyền nước này thường thể hiện sự ủng hộ đối với Rakuten, công ty thương mại điện tử chuẩn bị tham gia vào thị trường viễn thông với mô hình giá rẻ.
Việc Docomo ngừng niêm yết cũng đánh dấu sự thoái trào của chuyện công ty "cha-con" cùng lên sàn chứng khoán, điều vẫn phổ biến ở Nhật Bản.
Minh Anh (Theo Reuters, Nikkei)