Nhật Bản sửa chữa đường cáp quang bị hư hỏng dưới đáy biển

07:22, 29/03/2011

Để khôi phục lại dịch vụ, nhiều nhà cung cấp đã phải định hướng lại tuyến truyền dữ liệu để hỗ trợ các dịch vụ cáp quang.
 
KDDI, nhà khai thác viễn thông lớn thứ hai của Nhật Bản, cho biết sẽ gửi một con tàu được trang bị các robot điều khiển từ xa để sửa chữa các đường cáp quang ngầm, ngay sau khi mặt đất trở lại yên tĩnh.
 

Các robot có thể lặn tới độ sâu 2.500 m để sửa chữa các dây cáp bị hư hỏng - một nhiệm vụ mà có thể mất vài tháng để hoàn thành.

Đường cáp ngầm dưới đáy đại dương đang được phục hồi.


Trong thời gian chờ đợi, cơ sở hạ tầng viễn thông dự phòng của Nhật Bản có đủ khả năng giữ vững kết nối của quốc gia với toàn thế giới.

 Shin-Ichiro Itoyama, người phát ngôn của KDDI, qua liên lạc điện thoại từ trụ sở của công ty tại Tokyo, cho biết các rôbôt này trước đây đã được sử dụng để đặt cáp dưới đáy biển. Tuy nhiên, chúng chưa bao giờ được sử dụng vào việc sửa chữa những hư hỏng nặng nề như hiện nay vì trong vòng 140 năm, nước Nhật chưa từng xảy ra thảm họa lớn như hiện thời.
 
Hơn 5.400 người đã thiệt mạng trong trận động đất 9,0 độ richter hôm thứ sáu (11/03) trận động đất lớn nhất từng xảy ra tại Nhật Bản - và thảm họa sóng thần tiếp theo sau đó. Và tính đến thời điểm hiện nay, vẫn còn 9.500 người đang mất tích
 
Cơn dư chấn mạnh mẽ sau thảm họa kép vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới Nhật Bản, đạt cường độ 6.0 độ richter và thậm chí còn cao hơn
 
Itoyama cho biết ông là một trong một số ít nhân viên của KDDI lại làm việc.  Đa số các nhân viên khác đều được yêu cầu nghỉ việc cho tới khi cơn dư chấn thực sự chấm dứt. Theo Itoyama, rất khó để đánh giá mức độ hư hại của đường dây cáp tại Thái Bình Dương vì đã có quá nhiều người dân chôn xác tại đáy biển ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai nhiều nhất, bao gồm các quận Ibaraki và Miyagi.
 
Mặc dù việc cung cấp dịch vụ bị gián đoạn ngay sau trận động đất và sóng thần, do hệ thống thông tin liên lạc giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mọi thứ đang dần đần được khôi phục, ông cho biết thêm.
 
"Vào ngày 15/03, chúng tôi đã tạm thời giải quyết mọi vấn đề bằng các đường cáp quang và hệ thống thông tin dự phòng. Và chúng tôi đã phục hồi tất cả các dịch vụ giữa Nhật Bản và Mỹ," ông nói.
 
Ông Itoyama cho biết thêm rằng hệ thống đường truyền đã được tái phục hồi từng phần bằng cách sử dụng hệ thống cáp quang Nga-Nhật Bản được điều hành bởi KDDI và hãng Rostelecom của Nga.
 
KDDI không phải là công ty viễn thông duy nhất ở Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Whirlpool, một công ty viễn thông nổi tiếng khác tại Nhật Bản có văn phòng và các nhà máy tại các khu vực xảy ra thảm họa, đã bị ảnh hưởng nặng nề. Ncung cấp dịch vụ lớn nhất đất nước, NTT, cũng bị ảnh hưởng khá nặng nề.
 
"Khoảng nửa triệu các mạch điện thoại và 150.000 đường truyền internet đang bị xuống cấp do cơn địa chấn", Kazuhiro Gomi, người đứng đầu chi nhánh tại Mỹ của NTT, phát ngôn tại buổi phỏng vấn với BBC. “Bên cạnh đó, dịch vụ điện thoại di động cũng bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là ở khu vực ven biển phía đông bắc
 

Các công ty khác với những đường cáp quang ngầm dưới đáy biển ở những vùng xung quanh Nhật Bản bao gồm công ty Telstra International (Úc), nhà sản xuất thoại lớn nhất Đài Loan Chunghwa Telecom nhà cung cấp dịch vụ viễn thông toàn cầu Pacnettrụ sở chính tại Singapore và Hồng Kông vẫn đưa ra những tuyên bố hết sức trái chiều. Trong khi một số công ty cho biết dịch vụ của họ đã được phục hồi, thì những công ty khác vẫn đang loay hoay với khó khăn.


Phạm Thu (Theo Discovery.com)