Ngoài Bastion-P và Bal-E, Việt Nam còn có những “khắc tinh” diệt tàu/chiến hạm khác
Ngoài tổ hợp phòng thủ bờ biển hiện đại Bastion-P và Bal-E, trong biên chế quân sự của Việt Nam, còn có các loại tên lửa diệt tàu/chiến hạm “khủng” khác của lực lượng Không quân, Hải quân Việt Nam.
- “Lá chắn thép” phòng thủ bờ biển Bastion-P của Việt Nam mạnh như thế nào?
- Tổ hợp tên lửa của Việt Nam có thể tiêu diệt mọi mục tiêu ở xa đến 120km
- Những tên lửa hành trình làm đối phương khiếp sợ của Việt Nam
- Soi chiếc “mắt thần” C212-400 của Cảnh sát biển Việt Nam
- “Khám phá sức mạnh” chiếc Sukhoi Su-30 của Việt Nam
- Chiến hạm lớp Gepard của Việt Nam, những “quái vật biển”
- Tàu kiểm ngư KN-781 có vũ khí âm thanh tầm xa và vòi rồng cực mạnh
- Tàu đổ bộ/tiếp liệu lớp Damen được đóng bởi nhà máy LD Việt Nam - Hà Lan
Tên lửa Kh-29, Kh-31 và Kh-35 Uran-E
Tên lửa Kh-29 và Kh-31 có thể trang bị cho cả máy bay chiến đấu của Không quân và tàu chiến của Hải quân Việt Nam. Chúng có khả năng đánh chìm tàu/chiến hạm mặt nước cỡ lớn. Trong đó, tên lửa Kh-29 được thiết kế chủ yếu cho mục đích tấn công các mục tiêu mặt đất, nhưng khi cần, nó có thể dùng để tiêu diệt tàu hoặc chiến hạm có lượng giãn nước tới 10.000 tấn.
Kh-29 hiện có thể phóng từ máy bay cường kích Su-22M4 hay tiêm kích đa năng Su-30MK2 (Việt Nam đều có). Kh-29 lắp đầu tự dẫn laser bán chủ động hoặc đầu tự dẫn truyền hình, có đầu đạn thuốc nổ nặng gần 700kg và tầm bắn 10 - 12km.
Nếu Kh-29 là “sát thủ diệt hạm bất đắc dĩ” thì Kh-31A là tên lửa chống tàu “chính hiệu” của lực lượng Không quân Việt Nam, và tên lửa này chỉ có thể mang trên chiếc máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2.
Tên lửa Kh-31A có chiều dài 4,7m, đường kính 0,36m, tầm bắn 50km, mang đầu đạn 94kg và có khả năng đạt vận tốc Mach 3.5. Đây là loạt tên lửa chống hạm siêu âm đầu tiên trên thế giới được trang bị cho máy bay chiến thuật.
Kh-31A được trang bị động cơ ramjet, cho phép đạt tốc độ tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh. Với đầu đạn nặng tới 610kg, Kh-31A có thể đánh chìm mọi con tàu cũng như những chiến hạm cực lớn.
Tên lửa hành trình chống tàu Kh-31A.
Cuối cùng, đó là tên lửa hành trình diệt tàu Kh-35/3M-24 Uran. Tên lửa này dài 3,85m, đường kính 0,42m, trọng lượng phóng 610kg, mang đầu đạn 145kg, tầm bắn xa 130km và tốc độ Mach 0,8.
Kh-35/3M-24 Uran được thiết kế để tấn công các tàu chiến nhỏ có tốc độ cao như tàu tên lửa, tàu phóng lôi của đối thủ hay cũng có thể sử dụng để tấn công tàu vận tải có lượng giãn nước lên đến 5.000 tấn. Nó được dùng để thay thế cho tên lửa P-15 Termit (thế hệ cũ hơn, ở bên dưới).
Tên lửa Kh-35 Uran-E được trang bị trên tàu hộ tống tên lửa Project 12418, BSP-500 và hai chiến hạm HQ-011 và HQ-012 lớp Gepard 3.9, mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ, những “quái vật biến” của Việt Nam.
Ngoại trừ tàu ngầm lớp Kilo 636 hay các chiến hạm, tàu hộ tống tên lửa thế hệ mới, đối với lực lượng Hải quân Việt Nam, trong nhiều loại tên lửa chống tàu mặt nước được trang bị, đầu tiên phải kể đến là tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15 Termit (NATO định danh là SS-N-2) do Liên Xô sản xuất.
Nạp đạn P-15 Termit lên bệ phóng tàu tên lửa project 1241RE.
Tên lửa P-15 Termit dài 5,8m, đường kính 0,76m, trọng lượng phóng 2.300kg, đầu đạn 454kg thuốc nổ HE, tầm bắn 80km và tốc độ Mach 0,9 - tốc độ hành trình cận âm.
Tên lửa P-15 Termit được trang bị trên nhiều phương tiện chiến đấu của Hải quân Việt Nam như, tàu cao tốc tên lửa Osa II và tàu hộ tống project 1241RE.
Thanh Trà (tổng hợp)