Những tên lửa hành trình làm đối phương khiếp sợ của Việt Nam
So với khu vực Đông Nam Á, lực lượng Hải quân Việt Nam hiện đang sở hữu những dòng tên lửa hành trình đối hạm có “đẳng cấp”, dẫn đầu về kỹ thuật quân sự.
- TT-400TP: lớp tàu pháo hiện đại bậc nhất do Việt Nam sản xuất
- Chiến hạm lớp Gepard của Việt Nam, những “quái vật biển”
- Tàu ngầm TP.HCM sắp về cảng Cam Ranh
- Tiến độ đóng, giao tàu ngầm Kilo cho Việt Nam
- Giải phóng Trường Sa bằng lực lượng đặc công
- Cuộc chiến giành lại đảo Thổ Chu
- Đặc công Việt Nam đánh đắm tàu chở dầu to “như tòa nhà 5 tầng”
- Đặc công nước VN: Một mình đánh chìm tàu 15.000 tấn
- Những sản phẩm số tiêu biểu năm 2007
Trong các dòng tên lửa hành trình, đối hạm của lực lượng Hải quân Việt Nam đang sở hữu gồm rất nhiều loại. Ở đây, xin liệt kê những loại “đẳng cấp”, với tính năng kỹ chiến thuật quân sự vượt trội.
P-35 Progress
Đây là dòng tên lửa hành trình đối hạm tầm xa, là biến thể chống hạm của tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến thuật P-5 Pyatyorka. GRAU gọi thiết kế này là 4K44, còn ký hiệu của NATO là SS-N-3 Shaddock.
Đây là loại tên lửa cỡ lớn với chiều dài 10,1m; đường kính thân 0,9m; sải cánh 5m; trọng lượng phóng 4,5 tấn. P-35 Progress sử dụng 2 động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ hành trình nhiên liệu lỏng, cho phép đạt tới tốc độ tối đa Mach 1,4; tầm bắn đạt 460km (550km ở phiên bản P-35B).
P-35 Progress lắp đầu đạn nặng 800 - 1.000kg thuốc nổ TNT, có sức công phá khủng khiếp, thừa sức đánh chìm chiến hạm cỡ lớn trên 7.000 tấn chỉ với 1 phát bắn duy nhất và thậm chí có thể đánh chìm cả tàu sân bay.
Hiện, P-35B Progress được trang bị cho tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tầm xa Redut-M của Hải quân Việt Nam. Đây cũng chính là tên lửa đối hạm có tầm bắn xa nhất của Việt Nam hiện nay.
P-15 Termit
Là loại tên lửa chống hạm được phát triển bởi viện thiết kế Raduga (Liên Xô cũ). Cục Tên lửa và Pháo binh (GRAU) gọi nó là 4K40, còn trong các tài liệu báo cáo của NATO là Styx hay SS-N-2, nhưng trong quân đội Nga, chúng được gọi là Rubezh.
Thông số cơ bản của P-15 Termit: Dài 5,8m; đường kính 0,76m; trọng lượng phóng 2.300kg; đầu đạn 454 - 513kg HE (tùy phiên bản); tầm bắn 80km; tốc độ Mach 0,9.
Tuy có kích thước khá lớn, nhưng hàng ngàn tên lửa P-15 đã được chế tạo để gắn trên các lớp tàu chiến (đa phần là cỡ nhỏ), hay các bệ phóng trên đất liền.
Trong cuộc chiến Yom Kippur (1973) hay chiến tranh Ấn Độ - Pakistan (1971), P-15 đã được mang ra sử dụng, kết quả mang lại khá thành công trong các cuộc xung đột.
Trong biên chế của lực lượng Hải quân Việt Nam, P-15 Termit được trang bị cho các tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Osa II, Tarantul 1241RE và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Rubezh.
Kh-31A
Mã của NATO là AS-17 Krypton, là một loại tên lửa chống tàu mặt nước của Nga được trang bị cho các máy bay như MiG-29 Fulcrum hay Su-27 Flanker. Tên lửa Kh-31A có chiều dài 4,7m; đường kính 0,36m; tầm bắn 50km; mang đầu đạn 94kg và có khả năng đạt vận tốc Mach 3.5. Đây cũng là tên lửa chống hạm siêu âm đầu tiên được trang bị cho máy bay chiến thuật.
Tên lửa Kh-31A
Kh-31 có một vài biến thể, trong đó biến thể nổi tiếng nhất là tên lửa chống radar (ARM) Kh-31P. Hiện Kh-31 cũng được xem xét phát triển một biển thể không đối không tầm xa, nhằm trở thành "kẻ tiêu diệt AWACS".
Theo thông tin từ SIPRI, trong giai đoạn 2010-2013, Việt Nam đã đặt mua từ Nga 80 tên lửa Kh-31A để trang bị cho máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2.
Kh-35/3M-24 Uran
Tháng 4/1984, OKB Zvezda bắt đầu tiến hành nghiên cứu chế tạo loại tên lửa chống tàu đa năng thế hệ mới, có thể phóng đi từ tàu mặt nước, máy bay hoặc từ xe phóng trên đất liền. Loại tên lửa này sau đó được định danh là Kh-35 (phiên bản phóng từ máy bay) hay 3M-24 (phiên bản phóng từ tàu chiến). Nó tựa như là bản copy tên lửa chống tàu AGM/RGM-84 Harpoon của Mỹ từ ý tưởng, hình dạng, các đặc tính kỹ chiến thuật.
Tên lửa Kh-35/3M-24 Uran.
Thông số cơ bản: Dài 3,85m; đường kính 0,42m; trọng lượng phóng 610kg; đầu đạn 145kg; tầm bắn 130km; tốc độ Mach 0,8.
Kh-35/3M-24 Uran được thiết kế để tấn công các tàu chiến nhỏ có tốc độ cao như tàu tên lửa, tàu phóng lôi của đối thủ hay cũng có thể sử dụng để tấn công tàu vận tải có lượng giãn nước lên đến 5.000 tấn. Nó được dùng để thay thế cho tên lửa P-15 Termit (thế hệ cũ hơn).
Hải quân Việt Nam đang sở hữu tên lửa 3M-24 cho các tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Molniya 1241.8, BPS-500, và tàu hộ vệ tên lửa cỡ trung Gepard 3.9.
Mới đây, Việt Nam đã được Nga chuyển giao hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E, và hệ thống này cũng sử dụng tên lửa 3M-24 Uran.
P-800 Oniks/Yakhont
P-800 Oniks (tức Bạch ngọc, tiếng Nga) và phiên bản xuất khẩu Yakhont (Hồng ngọc) là tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh do NPO Mashinostroyeniya phát triển. Đây là phiên bản sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng của P-80 Zubr, GRAU gọi nó là 3M55, còn NATO gọi dòng tên lửa P-800 này là SS-N-26.
Thông số cơ bản: Dài 8,9m; đường kính 0,67m; trọng lượng phóng 3.000kg; đầu đạn 250kg; tầm bắn 120 - 300km (tùy chế độ bay); tốc độ Mach 2,5.
Nó có thể phóng từ đất liền, tàu mặt nước, trên không hay từ tàu ngầm. P-800 Oniks/Yakhont đã được dùng làm nền tảng để phát triển tên lửa PJ-10 BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển.
Hải quân Việt Nam đang sử dụng tên lửa Yakhont trong hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P. Trong tương lai gần, chưa có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ được lắp đặt trên tàu chiến.
P-900/3M-54 Klub
Là một tổ hợp tên lửa đa năng do Phòng thiết kế Novator (OKB-8) của Nga phát triển, tên ký hiệu NATO là SS-N-27 Sizzler. Hiện Klub đã có các phiên bản phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm và trên đất liền.
Các phiên bản tên lửa P-900/3M-54 Klub.
Thông số cơ bản: Dài 6,2 - 8,22m; đường kính 0,533m; trọng lượng phóng 1.780 - 2.300kg; đầu đạn 200 - 400kg; tầm bắn 220 - 300km; tốc độ Mach 0,8-2,9.
Tổ hợp trên được thiết kế với nhiều loại đầu đạn khác nhau, cho phép nó được sử dụng rộng rãi để tiêu diệt các tàu chiến hải quân như tàu mặt nước, tàu ngầm cũng như các mục tiêu cố định trên đất liền. Đối với biến thể “dài” 3M-54E, ở pha cuối tên lửa bay với vận tốc siêu âm Mach 2,9, khiến cho các hệ thống phòng thủ của mục tiêu không có đủ thời gian kịp phản ứng. Phiên bản “ngắn” 3M-54E1 có vận tốc cận âm Mach 0,8 với tính năng tương đương với tên lửa hành trình Tomahawk và ASROC của Mỹ, nhưng nó nhỏ hơn và có tầm bắn ngắn hơn.
Hải quân Việt Nam đang triển khai các tên lửa Klub-S trên tàu ngầm Kilo 636, nhưng chưa có thông tin cụ thể về loại đạn là 3M-54E hay 3M-54E1, và tương lai có thể thêm cả phiên bản Klub-N.
Thanh Trà (tổng hợp)