Những vũ khí phòng thủ biển tối tân của Quân đội Việt Nam
Trong bối cảnh căng thẳng biển đảo đang dâng cao trước động thái xâm lấn của Trung Quốc thông qua việc triển khai dàn khoan dầu HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chúng tôi xin điểm qua những hệ thống vũ khí tối tân mà Việt Nam đang sở hữu để bảo vệ biển đảo.
- Việt Nam sắp nhận tiếp 12 tiêm kích hạng nặng Su-30MK2
- Mỹ “tố” Trung Quốc đánh cắp công nghệ tiêm kích F-35
- Nga phát triển tiêm kích đánh chặn tốc độ 4.500 km/h
- Anh hồi sinh tiêm kích tàng hình tuyệt mật
- Trung Quốc lại “lộ hàng” tiêm kích J-20 thế hệ 5
- Không quân Nga nhận mẫu tiêm kích thế hệ thứ 5 đầu tiên
- Căn cứ quân sự tuyệt mật của Trung Quốc không có trên bản đồ
Loại vũ khí đầu tiên không thể không nhắc tới là tàu ngầm Kilo 636 với số lượng 6 chiếc mà Việt Nam đặt mua từ Nga. Hiện đã có 2 chiếc tàu ngầm này đã về Việt Nam, 4 chiếc còn lại sẽ được bàn giao từ năm nay tới năm 2016. Kilo 636 được mệnh là là “hố đen” trong lòng đại dương vì khả năng tàng hình trước hệ thống quét sonar của đối phương. Năng lực tác chiến của Kilo 636 được đánh giá rất cao – vừa có thể tiêu diệt tàu ngầm, vừa tấn công được tàu mặt nước (thậm chí là cả tàu sân bay) và các khí tài, cơ sở trên đất liền. Kilo 636 được trang bị 2 loại vũ khí “khủng” trong tác chiến trên biển – đó là hệ thống tên lửa hành trình Klub-S và ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval (tốc độ trên 370 km/h). Lô tàu ngầm Kilo 636 mà Việt Nam đặt mua được cho là hiện đại hơn tàu ngầm cùng tên của Trung Quốc.
Kilo 636 HQ-182.
Phương tiện tiếp theo là tàu hộ tống tên lửa hiện đại Gepard 3.9 mà hiện Việt Nam đang có 2 chiếc, và dự tính sẽ mua thêm 2 chiếc nữa (tập trung vào khả năng chống ngầm). Hai chiếc Gepard 3.9 đầu tiên được đặt tên lần lượt là HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ. Chiến hạm Gepard 3.9 được trang bị pháo hạm hiện đại, tên lửa phòng không, vũ khí chống tàu ngầm, các thiết bị điện tử hiện đại, cũng như mìn và vũ khí phòng thủ.
Gepard 3.9.
Về tàu chiến mặt nước, Việt Nam đã đặt mua 4 chiếc SIGMA của Hà Lan (dự kiến năm 2014 – 2015 sẽ có). SIGMA được trang bị 8 ống phóng tên lửa chống hạm Exocet Block III ở phía trước và phía đuôi tàu có bãi đáp dành cho trực thăng chống ngầm Kamov của Nga. Ngoài ra, chiếc tàu chiến này cũng có thể mang theo cả trực thăng không người lái Camcopter S-100 của Áo mà Việt Nam đang đàm phán mua. SIGMA còn được gắn một hệ thống sonar thủy âm để phát hiện tàu ngầm của đối phương, đồng nghĩa với việc tàu chiến này này có khả năng phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm bằng ngư lôi. SIGMA sử dụng hệ thống tác chiến điện tử TACTICOS, radar tìm kiếm mục tiêu SMART-S MK2 và hệ thống điều khiển hỏa lực STING EO MK2 do Thales Netherlands phát triển.
Tàu chiến Sigma.
Trên bờ, Việt Nam đang triển khai hàng loạt hệ thống phòng thủ bờ biển khác, trong đó có hệ thống K-300P Bastion P, S-300PMU-1 và 4K44 Redut. Tổ hợp phòng thủ bờ biển K-300P Bastion P dùng đạn tên lửa P-800 Yakhont có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn, thậm chí là cả tàu sân bay. Nhờ khả năng bay với tốc độ hành trình cực cao (Mach 2,8-3) mà P-800 khó có thể bị đánh chặn.
Hệ thống tên lửa phòng thủ K-300P Bastion P.
Trong khi đó, hệ thống tên lửa đất đối không tối tân S-300PMU-1 mà Việt Nam sở hữu có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, kể cả là loại máy bay tàng hình của Trung Quốc, ở độ cao từ 10m tới 27.000m, ở tầm xa tối đa tới 150km. Hệ thống có tính cơ động linh hoạt cao, thời gian phản ứng nhanh, độ chính xác cao.
Hệ thống 4K44 Redut.
Riêng 4K44 Redut được cho là tổ hợp phòng thủ mạnh nhất nhờ được trang bị đầu đạn nặng tới 1 tấn với tầm bắn lên tới 450-500km. 4K44 Redut có thể đánh chìm cả tàu sân bay, thậm chí là biên đội, nhóm tàu sân bay với nhiều loạt đạn.
Su-30MK2V.
Về phương tiện bay tác chiến trên biển, nổi bật nhất hiện nay là tiêm kích đa năng Su-30MK2V và trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 của Việt Nam. Hiện Không quân Việt Nam đang có 36 chiếc tiêm kích Su-30MK2V Flanker-C có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển bằng vũ khí chính xác cao. Su-30MK2V có thể mang theo 8 tấn vũ khí: tên lửa đối không R-73, R-27, R-77; tên lửa không đối đất Kh-29, bom có điều khiển KAB-500KR và đặc biệt là tên lửa không đối hạm Kh-31P. Trong năm nay, Việt Nam cũng sẽ nhận thêm 4 chiếc tiêm kích đa năng hạng nặng Su-30MK2 đầu tiên trong gói 12 chiếc ký năm ngoái với Nga.
Trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28.
Trong khi đó, trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 được trang bị phao thủy âm vô tuyến RGB và dò âm VGS để dò tìm tàu ngầm. Ngoài ra, nó còn có radar trinh sát mặt nước và hệ thống chống nhiễu, gây nhiễu khiến tàu ngầm đối phương không thể phát hiện. Ka-28 trang bị kho vũ khí chứa trong thân với ngư lôi tự dẫn, bom chìm, thủy lôi đủ sức hủy diệt tàu ngầm địch.
"Mắt thần" 55ZH6UE NEBO-UE.
Để dẫn đường cho các hệ thống vũ khí trên, Việt Nam đang sử dụng những hệ thống radar tối tân nhất thế giới. Đó là hệ thống “mắt thần” Vostok-E và 55Zh6UE NEBO-UE cùng với hệ thống radar Kolchuga và Tamara. Việt Nam đang có 7 bộ radar Vostok-E của Belarus và đang đàm phán mua hàng chục hệ thống Vostok-E khác. Trong khi đó, 55ZH6UE NEBO-UE hội tụ những công nghệ trinh sát điện từ tối tân nhất của Nga hiện nay.
Gia Nguyễn