Nông nghiệp xanh phát triển bền vững từ chuyển đổi số
Ngày 17/8, trong khuôn khổ dự án "Thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp carbon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu", Bộ NN&PTNT phối hợp với UNDP tổ chức hội thảo "Chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp xanh và phát triển bền vững".
- Email+ sản phẩm 'Make in Việt Nam' dành cho công cuộc 'Chuyển đổi sổ'
- Đánh giá, xếp hạng mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí
- Blockchain - "chìa khóa vàng” của Chuyển đổi số tại Việt Nam
- VDCA Conference 2023: Khai thác tiềm năng kỷ nguyên số trong thời kỳ chuyển đổi số
- Việt Nam và Australia tăng cường hợp tác về chuyển đổi số và kinh tế số
- Tuyên Quang: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số và Đề án 06
- Sở TT&TT Đồng Nai lần đầu tiên tổ chức tập huấn trực tuyến theo mô hình chuyển đổi số
- Tăng cường ứng dụng CNTT, thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực đường bộ
Hội thảo được tổ chức với mục đích thúc đẩy các giải pháp đổi mới sáng tạo về công nghệ số góp phần thực hiện các cam kết giảm phát thải của Việt Nam khi tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu.
Các tham luận tại hội thảo đã chia sẻ về tầm nhìn chiến lược chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; khai thác các nền tảng kỹ thuật số để giám sát và theo dõi "dấu chân carbon" trong lĩnh vực xuất khẩu các nông sản chủ lực… đồng thời thúc đẩy chuỗi cung ứng phát thải carbon thấp, thân thiện môi trường cho các sản phẩm, cũng như triển khai các hệ thống kỹ thuật số để tăng cường quản lý sản xuất lúa.
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp, Bộ NN&PTNT sẽ tập trung vào số hóa dữ liệu để phục vụ việc ứng dụng số hóa trong ngành NNPTNT trong thời gian tới.
Hiện nay, tỉ lệ nông dân Việt Nam sử dụng internet hằng ngày khá cao. Đây là một trong những thuận lợi giúp nông dân ứng dụng số hóa vào trong sản xuất. Việc ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ giúp sản phẩm nông, lâm, thủy sản của nông dân đáp ứng được đòi hỏi của thị trường về tính minh bạch trong quá trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm mà chuyển đổi số còn giúp nông dân gia tăng giá trị, hiệu quả của sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung nhấn mạnh đến việc thiết lập kiến trúc dữ liệu nền tảng số của ngành nông nghiệp, cũng như tăng cường sự phối hợp giữa địa phương với Trung ương trong bảo vệ các hoạt động nông nghiệp xanh và bền vững.
Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết, theo "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Đến nay, Bộ NN&PTNT đã thành lập Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp thực hiện chức năng tham mưu, tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử trong Bộ và ngành NNPTNT.
Hội thảo "Chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp xanh và phát triển bền vững".
Với sự nỗ lực, quyết tâm của các bên liên quan, sự phối hợp chặt chẽ của Bộ NN&PTNT với UNDP, các tổ chức quốc tế và các địa phương sẽ góp phần thực hiện thành công chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ông Patrick Haveman, Phó trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam cho rằng, hệ thống truy xuất nguồn gốc carbon được số hóa đối với 2 mặt hàng xuất khẩu, gồm thanh long và tôm của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với chính quyền địa phương, doanh nghiệp, nhà sản xuất và người tiêu dùng hướng đến "nền kinh tế xanh".
"Việc tuân thủ các chuẩn mực 'xanh' và tiêu chuẩn 'xanh' là yêu cầu như một xu hướng mới. Bằng việc sử dụng công nghệ để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thông minh thích ứng với khí hậu và tạo sinh kế bền vững của nông dân địa phương, chúng ta đang cùng nhau mở đường cho một tương lai xanh hơn, thịnh vượng hơn cho nền nông nghiệp Việt Nam", ông Patrick Haveman chia sẻ.
Đến nay, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 19 hiệp định thương mại tự do (FTA). Đây cơ hội lớn cho xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tham gia vào các FTA thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đòi hỏi người dân và doanh nghiệp tự nâng cao năng lực, áp dụng công nghệ để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cao không chỉ đối với chất lượng sản phẩm, mà còn cả về mẫu mã và các tiêu chuẩn về môi trường.
Trong mọi giai đoạn, nông nghiệp Việt Nam luôn được coi là bệ đỡ của nền kinh tế. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nhấn mạnh yếu tố khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là việc tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Theo Báo Chính phủ
https://baochinhphu.vn/nong-nghiep-xanh-phat-trien-ben-vung-tu-chuyen-doi-so-102230817165616481.htm