Blockchain - "chìa khóa vàng” của Chuyển đổi số tại Việt Nam
Blockchain và AI là những công nghệ không thể tách rời và cũng là một phần tất yếu của chuyển đổi số. Blockchain cũng chính là bước lớn thứ 2 sau sự ra đời của Internet. Những năm gần đây, Việt Nam dần trở thành điểm sáng trên bản đồ công nghệ khu vực và thế giới. Công nghệ blockchain đã được ứng dụng vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
- KardiaChain cung cấp giải pháp blockchain hóa cho Tập đoàn Mai Linh
- Hội nghị cấp bộ trưởng về ứng dụng công nghệ blockchain 4.0 để phát triển kinh tế số ở Lào
- Ra mắt Hệ thống truy xuất nguồn gốc áp dụng Blockchain
- Thành lập Trung tâm Phát triển và ứng dụng Blockchain tại Việt Nam
- Bảo hiểm chỉ số thời tiết cho nông dân trồng lúa dựa trên công nghệ blockchain
- Blockchain Việt cần thận trọng với các "cú ngã"
- Blockchain Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc
Blockchain hay còn gọi với tên chuỗi khối, blockchain,… là một hệ thống cơ sở dữ liệu dạng chuỗi – khối cho phép lưu trữ và truyền tải thông tin một cách an toàn được liên kết, mở rộng với nhau nhờ các thuật toán mã hóa vô cùng phức tạp. Nói một cách dễ hiểu, Blockchain được xem như là một cuốn sổ cái của công ty nơi mà mọi hoạt động liên quan đến tiền tệ của công ty được quản lý giám sát chặt chẽ. Trong lĩnh vực công nghệ, Blockchain là một quyển sổ lưu trữ những dữ liệu số.
Blockchain có các đặc tính như: Phi trung lập, ẩn danh, phi tín nhiệm, truy vết được, an toàn, minh bạch, tự động và toàn cầu.
Tròn một năm hoạt động, đến nay, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã có 50.000 thành viên trong cộng đồng, hơn 80 đối tác, hơn 50 ký kết hợp tác, hơn 100 sự kiện tham gia với tư cách tổ chức, đồng hành, hỗ trợ truyền thông…
Hành trình năm đầu tiên của Hiệp hội vẫn nằm trong 6 mục tiêu đặt ra ban đầu: Phát triển hội viên, Xây dựng tiêu chuẩn, Hợp tác thúc đẩy ứng dụng, Phổ cập kiến thức, Tham vấn chính sách và Hợp tác quốc tế; từ đó Hiệp hội đã triển khai các hoạt động thiết thực, tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào xây dựng chính sách pháp lý, đối thoại với Sở, Bộ Ban Ngành, nhằm gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp ứng dụng blockchain. Trong đó có 3 hướng kết nối chính, đó là kết nối cộng đồng trong nước, kết nối các cơ quan quản lý tại Việt Nam và kết nối cộng đồng quốc tế.
Mặc dù phát triển trong những năm trở lại đây nhưng công nghệ blockchain vẫn tồn tại một số vấn đề khiến người dùng e ngại, tiêu biểu là về bảo mật và thời gian ngừng hoạt động (downtime). Năm 2022 đã ghi nhận có tới 3,8 tỷ USD tiền mã hoá bị đánh cắp từ các nền tảng khác nhau, tăng từ 3,3 tỷ USD trong năm 2021.
Việt Nam đã phát triển công nghệ blockchain, song song với tìm kiếm giải pháp cho bài toán kể trên. Mới đây, startup công nghệ KardiaChain đã bắt tay với Google Cloud để thiết lập một hệ sinh thái blockchain an toàn, tin cậy, tiết kiệm chi phí và hiệu quả hơn cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.
Đi cùng với đó là một số giải pháp mới để tăng cường tính bảo mật và giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động do di chuyển dữ liệu của blockchain hiện nay. Song song đó, khả năng xử lý khi lưu lượng truy cập cao cũng được cải tiến, tránh được các lỗ hổng bảo mật hay các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS).
Như vậy, Việt Nam không chỉ sở hữu doanh nghiệp tự xây dựng nền tảng blockchain của riêng mình, mà còn nâng cao tính hiệu quả của công nghệ này so với các nước trong khu vực. Theo đó, tính bảo mật của blockchain được tăng cường mạnh mẽ hơn, đồng thời thì cũng giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động lên tới 4 lần.
Tại khóa học về an toàn thông tin trong ứng dụng Blockchain do Bộ Ngoại giao Mỹ dạy tại Singapore. Tại đó, họ đã đưa chiến lược Blockchain trở thành một chiến lược quốc gia và mô tả nó như một sự cạnh tranh cả về địa chính trị trong tương lai. Họ mô tả các chiến lược Blockchain của Chính phủ Mỹ hay Trung Quốc trong một cạnh tranh trực diện. Đây là góc nhìn chiến lược mà Mỹ nhận thức sau các bài học về cuộc chiến công nghệ 5G cũng như bán dẫn hay AI. Việc trao đổi, chia sẻ những bài học hay góc nhìn này với các cơ quan quản lý từ trung ương tới địa phương được chúng tôi coi là ưu tiên hàng đầu.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: “Đã đến lúc, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn mới của lịch sử phát triển, mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới”.
Ở một khía cạnh khác, tại hội nghị "Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới" vào tháng 2/2023, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh: "Nhiều công ty ngay từ ngày đầu thành lập đã hướng tới thị trường nước ngoài như: NTQ Solution, SmartOCS, RikkeiSoft, OMI, VMO... Có những công ty ngay từ ngày đầu thành lập cũng đã đặt mục tiêu phát triển công nghệ mới ngang hàng với các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như KardiaChain".
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, đã đến lúc, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn mới của lịch sử phát triển, khai phá, mở ra không gian mới, mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới.
Cũng tại Hội nghị này, ông Huy Nguyễn, đồng sáng lập Công ty KardiaChain đã chia sẻ mong muốn định hình sự phát triển của ngành công nghiệp blockchain tại Việt Nam bằng cách đổi mới liên tục để tiếp cận với các trào lưu công nghệ mới trên thế giới, hướng tới mục tiêu đưa ngành công nghệ số Việt Nam ra thế giới.
Bước tiến kể trên của KardiaChain giúp đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đi đầu trong khu vực về vấn đề kết hợp cửa hàng thực địa và thương mại điện tử (phygital), hội tụ thế giới ảo với thế giới thực, kết hợp vũ trụ kỹ thuật số (metaverse) và chuyển đổi số.
PV