Obama giới hạn các chuỗi cuộc gọi mà NSA có thể theo dõi
Bộ lưu trữ dữ liệu khổng lồ các cuộc điện thoại của cơ quan tình báo Mỹ là phạm pháp và chỉ giúp ích ‘tối thiểu’ trong chống khủng bố, một cơ quan giám sát độc lập về quyền riêng tư của Hoa Kỳ nói.
Hội đồng Giám sát quyền Riêng tư và Tự do Dân sự (PCLOB) nói đa số cho rằng chương tình này nên được kết thúc. Trong bài diễn văn hồi tuần trước, tổng thống Barack Obama nói ông đang yêu cầu hạn chế sử dụng các dữ lượng lớn như vậy. Nhưng ông nói Hoa Kỳ vẫn phải tiếp tục thu thập dữ liệu để chống các vụ tấn công.
Báo cáo từ PCLOB là mới nhất trong số các bản đánh giá về chương trình theo dõi diện rộng của cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), nêu rõ các chi tiết Edward Snowden đưa ra gây giận dữ trong công chúng. Washington tranh luận rằng việc thu thập thông tin các cuộc điện thoại – siêu dữ liệu - là hợp pháp theo một điều khoản của Đạo luật Yêu nước (Patriot Act) thời tổng thống George W. Bush, cho phép FBI có quyền yêu cầu thông tin công việc được coi là liên quan tới các cuộc điều tra.
Nhưng báo New York Times, một trong số các tổ chức truyền thông đã đọc báo cáo của PCLOB, nói có ba trên năm thành viên hội đồng kết luận rằng chương trình giám sát NSA “thiếu cơ sở pháp lý khả thi” theo Đạo luật Yêu nước.
Nó “cho thấy nỗ lực không duy trì được nhằm cố làm cho vừa một chương trình theo dõi đã tồn tại từ trước vào một văn bản quy chế không phù hợp,” họ nói. Chương trình cũng gây ra một số lo ngại về hiến pháp, trong đó có “đe dọa nghiêm trọng quyền riêng tư và tự do dân sự như một vấn đề về chính sách, và cho thấy có giá trị rất giới hạn.”
“Vì vậy hội đồng khuyến nghị chính phủ nên kết thúc chương trình,” báo cáo viết. Tuy nhiên hai vị thành viên còn lại – cả hai đều là luật sư từ thời chính quyền Bush – phản đối kịch liệt, nói rằng vấn đề pháp lý nên dành cho tòa án quyết định. Một trong số đó là Rachel Brand, cũng cho rằng tuyên bố quá trình này vi phạm pháp luật có thể ảnh hưởng tới tâm lý của các cơ quan tình báo và khiến họ cẩn trọng quá mức.
Nhưng tất cả thành viên đều đồng tình rằng dữ liệu nên được xóa sớm hơn và nên siết chặt khả năng truy cập các dữ liệu. Tờ New York Times nói báo cáo cũng là văn bản đầu tiên công nhận rằng Tòa án Theo dõi Tình báo Nước ngoài (FISC) – cơ quan bí mật cho phép các chương trình theo dõi khổng lồ - chỉ đưa ra phán quyết về tính hợp pháp của chương trình vào tháng 8/2013 mặc dù đã cho phép cơ quan tình báo yêu cầu thu thập dữ liệu của các công ty điện thoại từ năm 2006.
Hội đồng độc lập hai đảng bị buộc tội là phân tích các hình thức chống khủng bố và đưa họ về phía chống lại quyền tự do dân sự.
Hồi tháng 12/2013, một quan tòa liên bang phán quyết rằng chương trình “có thể vi hiến” do phạm quyền bảo vệ khỏi bị khám xét mà không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, một tuần sau đó, một vị thẩm phán liên bang khác lại nói ngược lại, rằng đây là “cú đấm trả đòn” tổ chức al-Qaeda.
Cũng vào tháng 12/2013, một hội đồng khác của tòa Bạch Ốc, Nhóm Đánh giá Tình báo và Công nghệ Thông tin Liên lạc, đề nghị hạn chế tối đa chương trình theo dõi và FISC cần minh bạch hơn.
Trong bài phát biểu được nhiều mong đợi hồi tuần trước, tổng thống Obama nói ông công nhận “có khả năng lạm dụng”, nói ông đang kết thúc hệ thống này vì “nó đang tồn tại”. Nhưng ông cũng bảo vệ công việc của tình báo Hoa Kỳ và nói thu thập dữ liệu sẽ tiếp tục vì nó đã giúp phòng chống tấn công khủng bố.
Ông nói ông đã tham khảo trưởng công tố và cộng đồng tình báo để phác thảo kế hoạch đưa ra bên thứ ba nắm giữ siêu dữ liệu, với NSA cần có giấy phép hợp pháp để được truy cập. Ông cho biết ông cũng giới hạn các chuỗi cuộc gọi mà NSA có thể theo dõi.
Tổng thống Obama nói rằng Hoa Kỳ sẽ ngừng theo dõi thông tin liên lạc cá nhân của các đồng minh nước ngoài và sẽ lập hội đồng độc lập bảo vệ quyền riêng tư đặt trong FISC. Các nhóm tự do dân sự cho rằng những thay đổi này vẫn chưa đủ để bảo vệ quyền riêng tư của mỗi người.
Mai Anh (Theo BBC)