Qualcomm ra mắt nền tảng thiết bị đeo và mô-đun LTE cat-16

16:15, 16/02/2016

Tại sự kiện MWC, nhà sản xuất chip Qualcomm đã cho trình làng một nền tảng thiết bị đeo mới cùng chip LTE 1 Gbps.

Snapdragon

Được biết, nền tảng Snapdragon Wear mới có cơ sở dựa trên Snapdragon 2100 SoC đến Snapdragon 400 – bộ xử lý được tìm thấy trong nhiều thiết bị Android Wear hiện hành. Điểm nổi bật của các thế hệ silicon sau này là kích thước giảm đến 30% và điện năng cũng giảm đến 25% so với Snapdragon 400 cũng như mô-đem nhúng và cảm biến nâng cấp. 

"Với sự ra đời của nền tảng Snapdragon Wear và Snapdragon Wear 2100 SoC, Qualcomm Technologies sẽ đạt được vị thế cao nhất trong việc mở rộng các cải tiến công nghệ thiết bị đeo bằng thiết kế kiểu dáng đẹp, tuổi thọ pin cao, cảm biến thông minh, và trải nghiệm luôn kết nối trong các thế hệ tiếp theo của thiết bị đeo", Raj Talluri, SVP quản lý sản phẩm của Qualcomm cho biết.

"Chúng tôi rất phấn khởi về các kế hoạch thiết bị đeo thế hệ tiếp theo của Qualcomm Technologies, và mong muốn tung ra các dòng đồng hồ thông minh mới cùng các thiết bị đeo khác nhằm mang đến nhiều sản phẩm hữu dụng mới và sáng tạo cho người tiêu dùng", David Yoon, VP thiết bị đeo tại LG Electronics cho biết.

"Thiết bị đeo nắm bắt được trí tưởng tượng của công chúng, nhưng sự thiếu kết nối có thể sẽ dẫn đến sự thất vọng", Chris Penrose, SVP IoT tại A&T Mobility cho biết. "Nền tảng mới của Snapdragon Wear là minh chứng rõ ràng rằng AT&T và Qualcomm Technologies cùng chia sẻ một tầm nhìn về thiết bị đeo kết nối độc lập để tạo ra một trải nghiệm liền mạch cho những người đeo chúng."

Bên cạnh đó, mô-đem X16 LTE, được sản xuất trên bộ xử lý 14nm, mà Qualcomm tuyên bố là chipset LTE “cấp độ gigabit” được thương mại hóa đầu tiên, cũng sẽ cung cấp tốc độ tải xuống LTE cat-16 vượt ngưỡng 1 Gbps cũng như hỗ trợ cho cả LAA và LTE-U.

Được biết, nền tảng Snapdragon Wear mới có cơ sở dựa trên Snapdragon 2100 SoC đến Snapdragon 400 – bộ xử lý được tìm thấy trong nhiều thiết bị Android Wear hiện hành. Điểm nổi bật của các thế hệ silicon sau này là kích thước giảm đến 30% và điện năng cũng giảm đến 25% so với Snapdragon 400 cũng như mô-đem nhúng và cảm biến nâng cấp. 

"Với sự ra đời của nền tảng Snapdragon Wear và Snapdragon Wear 2100 SoC, Qualcomm Technologies sẽ đạt được vị thế cao nhất trong việc mở rộng các cải tiến công nghệ thiết bị đeo bằng thiết kế kiểu dáng đẹp, tuổi thọ pin cao, cảm biến thông minh, và trải nghiệm luôn kết nối trong các thế hệ tiếp theo của thiết bị đeo", Raj Talluri, SVP quản lý sản phẩm của Qualcomm cho biết.

"Chúng tôi rất phấn khởi về các kế hoạch thiết bị đeo thế hệ tiếp theo của Qualcomm Technologies, và mong muốn tung ra các dòng đồng hồ thông minh mới cùng các thiết bị đeo khác nhằm mang đến nhiều sản phẩm hữu dụng mới và sáng tạo cho người tiêu dùng", David Yoon, VP thiết bị đeo tại LG Electronics cho biết.

"Thiết bị đeo nắm bắt được trí tưởng tượng của công chúng, nhưng sự thiếu kết nối có thể sẽ dẫn đến sự thất vọng", Chris Penrose, SVP IoT tại A&T Mobility cho biết. "Nền tảng mới của Snapdragon Wear là minh chứng rõ ràng rằng AT&T và Qualcomm Technologies cùng chia sẻ một tầm nhìn về thiết bị đeo kết nối độc lập để tạo ra một trải nghiệm liền mạch cho những người đeo chúng."

Bên cạnh đó, mô-đem X16 LTE, được sản xuất trên bộ xử lý 14nm, mà Qualcomm tuyên bố là chipset LTE “cấp độ gigabit” được thương mại hóa đầu tiên, cũng sẽ cung cấp tốc độ tải xuống LTE cat-16 vượt ngưỡng 1 Gbps cũng như hỗ trợ cho cả LAA và LTE-U.
TIN LIÊN QUAN