Quản lý chất lượng: Nền tảng của sản xuất tiên tiến
Khi quá trình chuyển đổi số và trong một thị trường toàn cầu ngày càng cạnh tranh đã định hình lại các ngành công nghiệp toàn cầu. Vai trò của quản lý chất lượng đã chuyển từ yêu cầu tuân thủ đơn thuần sang động lực chính thúc đẩy sản xuất tiên tiến, đưa ngành công nghiệp tiến lên.
Bạn hãy tưởng tượng một nhân viên dễ dàng truy cập dữ liệu chất lượng theo thời gian thực từ các cảm biến dây chuyền sản xuất chỉ bằng một vài thao tác vuốt trên thiết bị cầm tay. Sự kết hợp liền mạch giữa công nghệ tiên tiến và sự can thiệp của con người lành nghề chính là dấu ấn của quản lý chất lượng thế hệ tiếp theo, nơi các thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu và các công cụ kỹ thuật số hoạt động song song để đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ vượt trội.
Đi đầu trong cuộc cách mạng chất lượng này là Hexagon, công ty tích hợp các công nghệ cảm biến, phần mềm và tự động để xác định lại các tiêu chuẩn của ngành. “Sứ mệnh của chúng tôi là trao quyền cho các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nền kinh tế ASEAN đang phát triển nhanh chóng, bằng cách cung cấp các giải pháp quản lý chất lượng tiên tiến giúp tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu”, ông Terrence Lim, Tổng giám đốc, ASEAN & Thái Bình Dương, Hexagon Manufacturing Intelligence cho biết.
Quan ngại về tình trạng quản lý chất lượng sản xuất
Nghiên cứu chuyển động chất lượng trong sản xuất 2024 (Pulse of Quality in Manufacturing 2024) do ETQ, một bộ phận của Hexagon thực hiện trên 11 ngành dọc, bao gồm sản xuất nặng, điện tử, thiết bị y tế và ô tô,… đã phản ánh tình trạng quản lý chất lượng đáng quan ngại trên toàn thế giới.
73% số người được hỏi đã trải qua một đợt thu hồi sản phẩm trong năm năm qua, với 48% báo cáo rằng số lần thu hồi tăng so với năm năm trước. Những số liệu thống kê này nhấn mạnh một khoảng trống quan trọng trong các hoạt động quản lý chất lượng cần được giải quyết sớm.
Thiệt hại tài chính của những sai sót về chất lượng này là rất lớn. Tại Vương quốc Anh, 50% số người được hỏi báo cáo rằng việc khắc phục đợt thu hồi sản phẩm gần đây nhất của họ có chi phí từ 8 triệu bảng Anh đến 39,9 triệu bảng Anh. Những con số tương tự đã được báo cáo ở Đức và Hoa Kỳ, làm nổi bật bản chất phổ biến của thách thức này.
Ngoài tổn thất về tài chính, chất lượng kém còn ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu, trì hoãn việc giới thiệu sản phẩm, làm giảm sự hài lòng của khách hàng và đôi khi dẫn đến việc đóng cửa nhà máy và sa thải nhân viên.
Cơ hội của ngành công nghiệp sản xuất ASEAN
Đối với ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng của ASEAN, những xu hướng toàn cầu này vừa là thách thức vừa là cơ hội. Khi khu vực này định vị mình là trung tâm sản xuất toàn cầu, việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến có thể mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể.
Kế hoạch tổng thể Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2025 nhấn mạnh nhu cầu nâng cao năng suất để duy trì khả năng cạnh tranh kinh tế của khu vực. Việc triển khai các hệ thống quản lý chất lượng thông minh hoàn toàn phù hợp với mục tiêu này, cho phép các nhà sản xuất giảm thiểu chất thải, cải thiện hiệu quả và cung cấp các sản phẩm chất lượng cao một cách nhất quán.
Ông Terrence Lim, Tổng giám đốc, ASEAN & Thái Bình Dương, Hexagon Manufacturing Intelligence cho rằng khi các nhà sản xuất tại ASEAN hướng đến mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của mình, việc áp dụng các nguyên tắc Chất lượng 4.0 trở nên tối quan trọng. |
Tại Hexagon, để đảm bảo chất lượng, công ty đã tạo ra một hệ sinh thái toàn diện, dựa trên dữ liệu bao phủ toàn bộ vòng đời sản phẩm. Điều này đạt được bằng cách tích hợp Hệ thống quản lý chất lượng của ETQ với các giải pháp phần mềm và cảm biến của Hexagon, đảm bảo chất lượng từ ý tưởng ban đầu đến khách hàng.
Hệ thống tích hợp này cho phép các nhà sản xuất ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn thông qua quản lý rủi ro được hỗ trợ bởi AI, thúc đẩy chất lượng của nhà cung cấp và cung cấp cho nhân viên tuyến đầu dữ liệu thời gian thực và các công cụ hỗ trợ trí tuệ nhân tạo.
Hệ thống cũng giảm thiểu chi phí thông qua tự động hóa quy trình và đảm bảo sự tinh chỉnh liên tục bằng cách tiến hành phân tích dữ liệu kỹ lưỡng. Điều này giải quyết các vấn đề quan trọng của ngành, bao gồm thu hồi do nhà cung cấp gây ra và việc sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị điện tử trong quản lý chất lượng tại nhà máy.
Khi các nhà sản xuất tại ASEAN hướng đến mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của mình, việc áp dụng các nguyên tắc Chất lượng 4.0 trở nên tối quan trọng. Bối cảnh sản xuất đa dạng của khu vực - từ ngành điện tử đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam đến trung tâm ô tô của Thái Lan và các ngành công nghiệp công nghệ cao của Singapore - mang đến những cơ hội tốt cho quá trình chuyển đổi theo hướng chất lượng.
Bằng cách khai thác các giải pháp quản lý chất lượng kỹ thuật số, các nhà sản xuất ASEAN có thể đạt được và vượt qua các tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu, định vị khu vực này là trung tâm xuất sắc trong sản xuất.
“Tại Hexagon, chúng tôi cam kết hợp tác với ngành công nghiệp của khu vực trong hành trình hướng tới chất lượng 4.0. Bằng cách kết hợp chuyên môn toàn cầu của mình với những hiểu biết sâu sắc tại địa phương, chúng tôi đang giúp các nhà sản xuất trên khắp khu vực nâng cao tiêu chuẩn về chất lượng và định nghĩa lại hoàn toàn”, ông Terrence Lim nhấn mạnh.
Khi chúng ta hướng đến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quản lý chất lượng là yếu tố cốt lõi sẽ quyết định sự thành công của các doanh nghiệp sản xuất. Đối với ngành công nghiệp ASEAN, việc áp dụng chất lượng 4.0 không chỉ là bắt kịp các tiêu chuẩn toàn cầu - mà còn là thiết lập các chuẩn mực mới trong sản xuất trong thời đại kỹ thuật số.