Quẳng gánh lo lưu trữ với Điện toán Thông minh

15:13, 30/08/2012

Nhu cầu lưu trữ dữ liệu, và đảm bảo hiệu quả lưu trữ tối ưu với lượng dữ liệu khổng lồ luôn là bài toán khó đối với các doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN).

 

Với sáng kiến Điện toán Thông minh hơn, IBM đã công bố một loạt những giải pháp và cải tiến mới trong thiết kế và quản lý các cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu với khả năng tự động hóa cao hơn, hiệu năng mạnh mẽ hơn. Những giải pháp lưu trữ mới này được thiết kế nhằm hỗ trợ đa dạng đối tượng khách hàng, với nhu cầu đòi hỏi nguồn tài nguyên điện toán lớn để xử lý những khối lượng dữ liệu khổng lồ.

 

Theo kết quả khảo sát được thực hiện gần đây giữa IBM và IDC với hơn 300 các nhà lãnh đạo CNTT (CIO) toàn cầu, những công ty hiệu quả nhất có thể dành hơn 50% ngân sách của họ để đầu tư cho những dự án mới, góp phần thúc đẩy sự đổi mới cho doanh nghiệp. Bằng cách triển khai những công nghệ như ảo hóa, chống trùng lặp dữ liệu, phân lớp và lập ca-ta-lô lưu trữ tự động, các CIO có thể tiết kiệm được một nửa thời gian và cắt giảm tới 20% chi phí. 

 


Ông Steven Kenniston, Chuyên gia lĩnh vực Hiệu quả trong Lưu trữ toàn cầu, Bộ phận Công nghệ và Hệ thống của IBM: Việc xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đối phó tốt hơn với những biến động thường xuyên...



Trong khuôn khổ Ngày hội thảo IBM với chủ đề “Đón đầu lợi thế” được tổ chức ngày 28/08 tại Hà Nội, trao đổi với báo giới, ông Steven Kenniston, Chuyên gia lĩnh vực Hiệu quả trong Lưu trữ toàn cầu, Bộ phận Công nghệ và Hệ thống của IBM, cho biết: “Các doanh nghiệp đang phải đối mặt với những dữ liệu có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc cả về quy mô và độ phức tạp. Vì thế, việc xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu để giúp họ đối phó tốt hơn với những biến động thường xuyên từ các phương diện xã hội, kinh tế và kinh doanh là yếu tố cần thiết để đảm bảo sự phát triển dài hạn..

 

Với kinh nghiệm quản lý hơn 256 petabyte (tương đương 268.435.456 GB) dữ liệu khách hàng, và khuynh hướng cải tiến mới - Lưu trữ Thông minh hơn (IBM Smarter Storage), các chuyên gia IBM đã chia sẻ những thành tựu thiết kế những hạ tầng lưu trữ có khả năng ứng dụng những công nghệ đột phá như công nghệ nén dữ liệu theo thời gian thực và công nghệ phân lớp lưu trữ tự động, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu năng trên các hệ thống một cách nhanh chóng hơn với chi phí thấp hơn.

 

Tại Hội thảo, IBM đã giới thiệu những giải pháp công nghệ lưu trữ mới như: Tích hợp công nghệ Nén dữ liệu trực tuyến/theo thời gian thực (Real-time Compression) vào các dòng sản phẩm quan trọng như IBM Storwize V7000, và hệ thống ảo hóa lưu trữ IBM System Storage SAN Volume Controller (SVC), Hệ thống lưu trữ IBM System Storage DS3500 (dành cho các DNVVN) và hệ thống lưu trữ DCS3700 (dành cho các môi trường điện toán hiệu năng cao). Ứng dụng quản lý tủ lưu trữ băng từ IBM Tape System Library Manager (TSLM) là một phần mềm mới với khả năng mở rộng và đơn giản hóa việc sử dụng tủ băng từ IBM TS3500 bằng cách cung cấp cho doanh nghiệp một thông tin tổng hợp về nhiều tủ băng từ khác nhau. Ứng dụng quản lý lưu trữ trên tủ băng từ tuyến tính IBM Linear Tape File System (LTFS) Storage Manager là một phần mềm mới với khả năng quản lý vòng đời các file đa phương tiện, như những file video lớn…

 

IBM cũng đã giới thiệu một loạt các dịch vụ công nghệ ảo hóa, tự động hóa và điện toán đám mây nhằm đáp ứng các yêu cầu đa dạng về lưu trữ, bao gồm: Danh mục dịch vụ lưu trữ thông minh (Intelligent Storage Service Catalog - ISSC) – Cải thiện phương thức sử dụng môi trường lưu trữ bằng cách đơn giản hóa cách thức mà nó được yêu cầu.Các dịch vụ điện toán đám mây thông minh của IBM dành cho môi trường lưu trữ (IBM SmartCloud services for storage) Cung cấp hỗ trợ cho danh mục sản phẩm lưu trữ điện toán đám mây của IBM, bao gồm cả IBM SmartCloud Managed Backup, IBM SmartCloud Archive và IBM SmartCloud Object Storage, nhằm cải thiện hoạt động sao lưu, đảm bảo độ ổn định và quản lý dữ liệu của những khối lượng dữ liệu phi cấu trúc khổng lồ từ môi trường điện toán đám mây.

 

Với môi trường Điện toán thông minh hơn, doanh nghiệp không chỉ nâng cao lợi thế cạnh tranh, hạ thấp chi phí, mà còn dễ dàng kiểm soát chi phí và dung lượng lưu trữ. Lưu trữ được nhiều hơn, tự động hóa nhiều khâu, quản lý đa dạng, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như đảm bảo lợi ích kinh doanh tốt hơn.

 

Tường Nghiêm