Quốc gia nào dẫn đầu thế giới về phát triển điện mặt trời?
Trước làn sóng chuyển dịch nguồn năng lượng sang năng lượng tái tạo, Việt Nam cũng có những bước chuyển mình rõ rệt trong đầu tư và triển khai các dự án điện mặt trời. Vậy đâu là những quốc gia đi đầu trong phát triển điện mặt trời hiện nay?
Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn 5 quốc gia có sản lượng điện mặt trời lớn nhất trên thế giới không chỉ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn với sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo trong thời điểm hiện nay, mà còn biết được tình trạng hiện tại của từng nước khác để nhận thức được vị thế của bản thân và xem xét kế hoạch, chương trình hoạt động trong tương lai.
1. Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia có khả năng sản xuất Điện mặt trời (ĐMT) lớn hơn bất kỳ nước nào trên thế giới với khả năng sản xuất Điện khổng lồ lên đến 1330 Gigawatts mỗi năm.
Trung Quốc cũng là nước sở hữu dự án Điện mặt trời lớn nhất thế giới với công suất lên đến 1,547-MW ở sa mạc Tengger, hay còn được gọi với cái tên “Bức tường năng lượng mặt trời vĩ đại” (theo ghi nhận năm 2018).
Việc phát triển thành công những kỳ công này một phần là nhờ Trung Quốc là nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Mức sản xuất pin mặt trời tại đây đã vượt qua mục tiêu của chính phủ về lắp đặt năng lượng mặt trời.
2. Mỹ
Là nhà của những “cánh đồng pin mặt trời”, Mỹ là thị trường lớn thứ hai thế giới về năng lượng tái tạo.
Nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới tại Mỹ.
Mặc cho Tổng thống Donald Trump quyết định rút khỏi Hiệp định Paris, các dự án năng lượng tái tạo tại Mỹ dự kiến sẽ hưởng lợi trong vài năm tới nhờ vào các chính sách ưu đãi thuế liên bang và chính sách cấp tiểu bang đối các đơn vị phân phối pin năng lượng mặt trời.
Bên cạnh đó, 11/5 vừa qua Bộ Nội vụ Mỹ đã thông qua sự phê duyệt đối với dự án năng lượng Mặt Trời tại bang Nevada với kinh phí đầu tư lên đến 1 tỉ USD.
3. Nhật Bản
Với sự phát triển tiên phong trong công nghệ và chế tạo, chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu nâng nguồn cung năng lượng tái tạo từ 15% lên 22-24% trong giai đoạn 2018 - 2030. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Nhật Bản đã và đang phát triển các nhà máy năng lượng mặt trời nổi hàng đầu thế giới.
Kể từ sau thảm họa Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Daiichi, Nhật Bản đặt quyết tâm chuyển dịch cơ cấu Điện từ năng lượng hạt nhân sang năng lượng tái tạo với mục tiêu đạt mức sản xuất lần lượt 28 GW và 53 GW cho năm 2020 và 2030.
4. Đức
Đức là một trong những nước đầu tiên triển khai mạnh mẽ ứng dụng Điện mặt trời và là quốc gia hàng đầu về sản xuất năng lượng mặt trời.
Các nguồn năng lượng tái tạo được coi là ưu tiên quan trọng nhất của Chính phủ với mục tiêu đạt mức 80% năng lượng điện đến từ năng lượng tái tạo trong năm 2050.
Trong năm 2018, ĐMT chiếm tổng 7% tiêu thụ quốc gia và chiếm 39% lượng sản xuất năng lượng tái tạo tại Đức.
5. Ấn Độ - India
Là một trong những thị trường ĐMT phát triển nhanh nhất thế giới, khả năng cung ứng Quang điện của Ấn Độ lên tới 28.18GW vào tháng 3 năm 2019 và nhà sản xuất ĐMT có chi phí thấp nhất thế giới.
Mục tiêu của Ấn Độ là đến năm 2020 có thể sản xuất được 20GW mỗi năm.
6. Ý
Mặc dù là một trong những quốc gia “chuyên nhập khẩu” năng lượng, năm 2018, Ý có mức nhu cầu tiêu thụ Quang điện đạt 7,9% và biến Ý thành quốc gia hàng đầu về phát triển Năng lượng Mặt trời.
Sau khi EU thiết lập mục tiêu đạt mức 20% điện từ năng lượng tái tạo năm 2020, Italy là một trongh 7 quốc gia đạt mốc trước hạn!
Các quốc gia trong nhóm 10 nước đi đầu trong phát triển điện mặt trời:
Thiên Thanh (t/h)