Ra mắt máy ảnh có thể chụp 10 nghìn tỷ khung hình/giây
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Caltech đã phát triển một máy ảnh nhanh nhất thế giới trước đó có thể chụp 10 nghìn tỷ khung hình/giây. Máy ảnh mới này có thể chụp tới 70 nghìn tỷ, phá vỡ kỷ lục hiện nay.
Một nhóm các nhà khoa học tại Caltech gần đây đã phát triển máy ảnh nhanh nhất thế giới với khả năng ghi lại 70 nghìn tỷ khung hình mỗi giây. Với tốc độ đáng kinh ngạc này, nó đã vượt qua kỷ lục thế giới trước đó là 10 nghìn tỷ khung hình mỗi giây, cũng do chính Caltech thiết lập.
Loại siêu camera mới được trang bị công nghệ “Chụp ảnh quang phổ nén tốc độ cao” do nhà khoa học Lihong Wang và các đồng nghiệp của ông tạo ra. Đây là phiên bản cao cấp của công nghệ “Chụp ảnh nén tốc độ cao” được sử dụng trong các thiết bị trước đó. Công nghệ mới có khả năng phát ra các xung laser tốc độ cao đến mọi thứ, sau đó sẽ được ‘bắt’ bởi cảm biến camera.
Trong GIF bên dưới, xung ánh sáng đã được truyền qua một nhóm các chữ cái, và bắt trọn 10 nghìn tỷ hình ảnh / giây với máy ảnh T-CUP (trái) và 70 nghìn tỷ fps với CUSP mới (bên phải). Mỗi xung chỉ kéo dài 1,5 pico giây, hoặc 1,5 × 10 giây hay 0,0000000000015 giây.
Máy ảnh nhanh nhất thế giới, bắt được cả đường đi của ánh sáng.
Đối với những người thích toán học back-of-the-napkin (tính toán nhanh chóng nhưng không sát kết quả), tốc độ ánh sáng là chỉ dưới 300 tỷ milimet mỗi giây. Bây giờ, lấy 70 nghìn tỷ fps và chia cho 300 tỷ mm/giây và bạn có được ~ 233,3 khung hình cho mỗi milimet ánh sáng truyền đi. Nói cách khác, máy ảnh này có thể chụp khoảng 230 khung hình trong thời gian ánh sáng di chuyển một milimet.
Hệ thống CUSP sẽ không được dùng chụp những bức ảnh cao cấp trong thời gian tới. Công nghệ này được sử dụng để ghi lại các hiện tượng cực kỳ ngắn như phản ứng tổng hợp hạt nhân, sự phân rã huỳnh quang của các phân tử hoặc sự chuyển động của sóng ánh sáng. Mặc dù một số công việc này có thể dùng T-CUP, nhưng việc tăng tốc độ 7 lần hứa hẹn sẽ tiết lộ những hiện tượng tự nhiên chưa từng được biết đến.
Thùy Dung