Roost sắp tung ra thiết bị Wi-Fi phát hiện nước và đóng băng
Để giúp giảm những hậu quả đáng tiếc từ các sự cố về nước, Roost ngày 22/6 đã công bố một thiết bị phát hiện nước và hiện tượng đóng băng thông minh.
Theo thống kê của công ty The Travelers Indemnity thu thập trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2015, các sự cố về nước – từ vỡ đường ống, đường ống bị đông cứng, rò rỉ toa lét, hỏng vỡ thiết bị đun nước và các sự cố tương tự - là các sự cố mất mát tài sản thường gặp hơn là trộm cắp hay hoả hoạn.
Để giúp giảm những hậu quả đáng tiếc từ các sự cố trên, ví dụ những khoản tiền bồi thường mà các công ty bảo hiểm phải chi trả, công ty sản xuất pin thông minh Roost ngày 22/6 đã công bố thiết bị phát hiện nước và hiện tượng đóng băng thông minh Roost, một cảm biến trị giá 50 USD sẽ phát hiện sự hiện diện của nước, tình trạng nhiệt độ quá cao, độ ẩm cao trong nhà bạn. Thiết bị sẽ gửi một thông báo tới smartphone của người dùng nếu bất cứ thông số nào trong số đó bất thường và người dùng có thể hành động kịp thời nhằm ngăn chặn sự cố về nước.
Theo Travelers, nhà là nơi nhạy cảm với các sự cố về nước hơn bất cứ một dạng sự cố nào khác.
“Thiết bị phát hiện nước và hiện tượng đóng băng thông minh Roost góp phần gìn giữ sự bình yên cho ngôi nhà nhờ pin báo động khói Roost”, Giám đốc Marketing của Roost, David Henry, nói trong một cuộc phỏng vấn đầu tuần này. “Chúng tôi đang tích cực phát triển ứng dụng này và nhiều công nghệ tương tự, bao gồm cả bộ xử lý điều khiển nguồn và chip Wi-Fi.”
Với pin này, thiết bị phát hiện nước và đóng băng thông minh sẽ kết nối tới mạng Wi-Fi, vì vậy nó không yêu cầu một cái hub hay phần cứng nào thêm ngoài một bộ định tuyến không dây. Và không giống như các cảm biến nước Wi-Fi cạnh tranh khác trên thị trường, Roost sẽ chạy trên 4 pin AAA thay vì nguồn AC. Cảm biến nước này phần lớn thời gian của nó là "ngủ" , và chỉ bị đánh thức dậy khi có các kiểm tra sức khoẻ định kỳ hoặc khi có cảnh báo phát hiện ra sự có mặt của nước hay nhiệt độ ở mức đóng băng, gây ra tình trạng đóng băng và sau đó phá huỷ đường ống.
“Vì chúng tôi không sử dụng nguồn AC, nên bạn có thể đặt cảm biến ở bất cứ nơi nào bạn cần”, Henry nói. “Và pin có thể chạy từ 3 đến 5 năm, gửi thông báo cho ứng dụng khi chúng cần được thay thế”. Pin này sẽ thức dậy vài giây mỗi ngày để thực hiện một thủ tục với bộ định tuyến. Nếu cảm biến không thực hiện việc kiểm tra sau 48 giờ, các máy chủ của Roost sẽ gửi một thông báo tới người dùng rằng nó đã mất liên lạc với cảm biến và thúc giục bạn điều tra sự việc.
Người dùng sẽ có thể triển khai nhiều thiết bị phát hiện nước và đóng băng thông minh Roost để kiểm soát tất cả các địa điểm nhạy cảm với sự cố nước: toa-lét, bể chứa, thiết bị đun nước, máy rửa bát, máy giặt… Henry cũng khuyến nghị thêm một số ứng dụng mới, như cho hầm chứa rượu vang và hộp giữ độ ẩm cho xì gà. Ông nói Roost cũng dự định cung cấp một loại cáp tăng cường cảm biến có thể mở rộng phạm vi của thiết bị phát hiện này. Cáp sẽ sớm được tung ra song Roost vẫn chưa quyết định gì về giá cả.
Henry nói, Roost hiện chưa có kế hoạch nào để tích hợp các thiết bị của mình vào hệ thống nhà thông minh ở phạm vi rộng hơn. Tin tốt là người dùng không cần phải mua thêm cái gì khác để vận hành thiết bị và việc nó chỉ hoạt động bằng pin khiến bạn có thể dễ dàng đặt nó ở bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, khi không thể tích hợp vào hệ thống nhà thông minh phạm vi rộng có nghĩa cảm biến của bạn sẽ không tự động điều chỉnh bộ điều chỉnh nhiệt của bạn để bật chế độ làm nóng nếu nhiệt độ đã tiệm cận trạng thái đóng băng, hoặc đóng một van thông minh để khoá nước lại nếu đường ống đã bị vỡ.
Một sản phẩm cạnh tranh khác lại có kết nối chặt chẽ với hệ thống nhà thông minh, cảm biến Fibaro Flood giá 55 USD, xuất hiện trên thị trường đầu tháng này, cũng sử dụng nguồn pin, nhưng được kết nối tới một bộ điều khiển tương thích sóng Z, ví dụ như hub SmartThings của Samsung, để gửi thông điệp tới smartphone của bạn. Henry cho biết, công ty dự định sẽ cung cấp hỗ trợ IFTTT (nếu thoả điều kiện này, thì làm cái kia – If this, then that) sớm cho thiết bị phát hiện nước và đóng băng thông minh.
Cẩm Thịnh (theo Techhive)