Shopee là trang thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam
Báo cáo của iPrice cho thấy lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam có dấu hiệu ở giai đoạn trưởng thành.
Shopee tiếp tục dẫn đầu là nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam trong quý IV năm 2019, với 33,6 triệu lượt truy cập hàng tháng, theo một báo cáo gần đây được công bố bởi iPrice cùng với các nhà tìm kiếm thị trường SameWeb và App Annie.
Xếp sau Shopee là Thegioididong (chuỗi bán lẻ điện thoại di động lớn của Việt Nam), Sendo, Tiki và Lazada.
Theo phân tích của iPrice, Shopee đã cạnh tranh tốt trên tất cả các mặt trận, với sự hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ Sea Group đã giúp thúc đẩy khả năng cạnh tranh của sàn thương mại điện tử này.
Báo cáo thu nhập gần đây từ Sea cho thấy mặc dù đã đạt được 1,2 tỷ đơn đặt hàng vào năm 2019 ở tất cả các sàn trong khu vực, sàn thương mại điện tử nổi tiếng này vẫn báo cáo tổng thiệt hại EBITDA (Thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần – PV) là 1 tỷ đô la vào năm 2019.
Nền tảng này cho biết họ sẽ tập trung vào việc tối đa hóa vị trí dẫn đầu thị trường toàn khu vực. Dự kiến doanh thu điều chỉnh trong năm 2020 sẽ là 1,7 – 1,8 tỷ đô la.
Top 10 ứng dụng mua sắm TMĐT ở Việt Nam, trong đó nổi bật là Shopee, Lazada, Tiki, and Sendo.
Báo cáo của iPrice, cũng xếp hạng các ứng dụng thương mại điện tử được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam vào năm 2019. Trong số đó có bốn ứng dụng hàng đầu là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo.
Theo tổng hợp, các nền tảng này hoạt động ổn định trong suốt cả năm, cho thấy rằng người tiêu dùng Việt Nam rất trung thành với các ứng dụng mua sắm yêu thích của họ.
Ngoài ra, có tới 45% khách hàng Việt Nam truy cập vào các sàn thương mại điện tử bằng cách nhập URL trực tiếp vào trình duyệt, thay vì tìm kiếm trên Google hoặc nhấp vào quảng cáo.
kr-asia.com thông tin, theo báo cáo chỉ ra thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã cho thấy một số dấu hiệu ở giai đoạn trưởng thành, có nghĩa là các nền tảng hiện phải cạnh tranh để tìm cách giảm giá để giữ chân người tiêu dùng
Thương mại điện tử Việt Nam dự kiến trị giá 23 tỷ đô la vào năm 2025, theo báo cáo e-Conomy Southeast Asia 2019 do Google, Temasek Holdings và Bain & Company thực hiện.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh ngày càng tập trung vào việc đốt tiền để có được người tiêu dùng, và lĩnh vực này đang bị kìm hãm bởi các vấn đề như hậu cần và sự thiếu tin tưởng của người tiêu dùng.
Những người chơi nhỏ hơn đã bị đánh gục trong vài tháng qua như Adayroi của Vingroup, sàn thương mại điện tử của Lotte, lotte.vn và Leflair có trụ sở tại Việt Nam, đã huy động được 7 triệu đô la vốn đầu tư từ vòng gọi vốn Series B từ Belt Road Capital Management và nhà bán lẻ GS Shop của Hàn Quốc vào tháng 1/2019 và được cho là đang nợ các nhà cung cấp 2 triệu đô la.
Những người tham gia trong ngành cũng đang chờ xem liệu có thể xảy ra một vụ sáp nhập giữa các nền tảng thương mại điện tử địa phương hàng đầu là Tiki và Sendo hay không, sau những tin đồn xuất hiện vào tháng trước.
Nếu điều này xảy ra, thực thể mới có thể gây ra mối đe dọa đáng kể cho các đối thủ trong khu vực là Shopee và Lazada.
Thanh Tùng/TH