Người dùng châu Á thấy an toàn khi mua sắm trực tuyến
Mặc dù an ninh mạng vẫn là mối quan tâm hàng đầu tại châu Á - TBD (APAC), nhưng điều đó không hề ảnh hưởng đến việc mở ví điện tử của người tiêu dùng tại đây.
- Mua sắm trực tuyến
- Lazada ưu đãi giảm giá 10% các mặt hàng trong chương trình mua sắm Tết
- Thế Giới Di Động lấn sân sang lĩnh vực thương mại điện tử
- Xu hướng của thương mại điện tử trên di động
- Thương mại điện tử qua ứng dụng phải khai báo với Bộ Công Thương
- 5 quy tắc vàng giúp khoanh vùng thương mại điện tử quốc tế
- Hãng thương mại điện tử mang Trung thu đến với trẻ em mồ côi
- Cổ phần hóa các mạng di động: Khách hàng được gì?
Theo khảo sát mới nhất của Mastercard Online Shopping, 8/10 người tiêu dùng tại APAC đã mua sắm trực tuyến từ năm ngoái vẫn đang dự định tiếp tục mua sắm ít nhất một lần vào nửa đầu năm 2017.
Xu hướng mua sắm diễn ra mạnh nhất tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc (97,3%), Việt Nam (96,2%), Ấn Độ (92,9%), Malaysia (92,8%) và Thái Lan (87,1%).
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong 2 khách hàng APAC thì có 1 khách hàng cảm thấy mua sắm trực tuyến an toàn, việc cung cấp các phương tiện thanh toán an toàn (85,9%) vẫn là điều quan trọng nhất để người tiêu dùng trong khu vực duy trì việc mua sắm, tiếp đến mới là yếu tố giá cả (85,5%) và tiện lợi (85,1%).
Mức tăng trưởng này được phản ánh mạnh nhất ở Indonesia (95,3%), tiếp đến là Philippines (92,2%), Đài Loan (91,5%) và cuối cùng là Malaysia (91,2%).
Tại châu Á - Thái Bình Dương, trong 10 người tiêu dùng được khảo sát thì có đến 9 người đã mua hàng trực tuyến cách đây ba tháng trước, dẫn đầu là người dùng tại Hàn Quốc (96,7%), Ấn Độ (95,8%), Nhật Bản (95,0%), Việt Nam (92%) và Trung Quốc (91,8%).
Phần lớn người tiêu dùng APAC (53,9%) đều cảm thấy an toàn khi mua hàng trực tuyến. Quan điểm này được thể hiện rõ nét tại Ấn Độ (72,1%), Indonesia (66,4%), Trung Quốc (63,5%), Australia (62,2%) và New Zealand (59,8%).
Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam (34%), Hàn Quốc (34,6%), Nhật Bản (36,6%) và Hồng Kông (37,4%) lại thận trọng hơn với mua sắm trực tuyến vì vấn đề an ninh mạng.
So với các nước trong khu vực, người tiêu dùng Indonesia (97,1%) có mức độ hài lòng lớn nhất về các cơ hội và phương tiện mua sắm trực tuyến hiện có. Sự hài lòng này cũng tăng mạnh ở Ấn Độ (94,3%) và Malaysia (92,6%).
"Người tiêu dùng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương muốn tăng cường sự an toàn và tiện lợi khi mua sắm trực tuyến. Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, đa số người tiêu dùng đều cảm thấy an toàn khi mua sắm trực tuyến, nhưng chúng tôi vẫn không ngừng tập trung vào việc phát triển các giải pháp nhằm giải quyết và xóa đi những lo ngại cơ bản về sự an toàn trong thanh toán", ông Ben Gilbey, SVP bộ phận Thanh toán Điện tử và Phòng thí nghiệm của Mastercard cho biết.
"Chúng tôi biết kinh nghiệm thanh toán mà khách hàng đang tìm kiếm, bất kể họ chọn mua sắm ở đâu. Chúng tôi sẽ không làm giảm sự cam kết của chúng tôi với các đối tác và các nhà cung cấp để thiết kế, phát triển và triển khai các trải nghiệm thương mại điện tử nhanh chóng, dễ dàng, liền mạch và an toàn cho khách hàng; trong đó có ví điện tử và thanh toán sinh trắc học."
Thiện Hoàn (theo AsiaTelecom.net)