Sinh viên được thực tập sớm nhờ mô hình 'đại học trong lòng doanh nghiệp'
Xuất hiện tại Việt Nam từ lâu, mô hình 'đại học trong lòng doanh nghiệp' đang ngày càng khẳng định tính thực tiễn và đáp ứng được nhu cầu của cả nhà tuyển dụng lẫn sinh viên.
- Sôi động cuộc thi liên trường đại học 'Fintech - Blockchain Hackathon 2024'
- Việt Nam có 13 trường đại học lọt bảng xếp hạng có tầm ảnh hưởng
- Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm đào tạo tài năng THPT liên thông đại học
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2024 được chuẩn bị tốt
- Infographics: Một số nhiệm vụ tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2024
- TP.HCM có nhiều chính sách ưu đãi thúc đẩy mô hình đại học khởi nghiệp
- Chuẩn cơ sở giáo dục đại học và tham chiếu trong kiểm định chất lượng
- QS WUR 2025: Đại học Quốc gia Hà Nội tăng 100 bậc
- Thông số Bits/Pixel là gì?
Người học và doanh nghiệp đều hưởng lợi
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lao động có bằng cử nhân trở lên trong tình trạng thất nghiệp là gần 200.000 người. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do chương trình đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Nhận thức được vấn đề trên, nhiều trường đại học được định hướng theo mô hình "đại học trong lòng doanh nghiệp", đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bám sát với yêu cầu công việc thực tế. Mô hình này không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn vững vàng, nắm chắc những năng lực làm việc cụ thể doanh nghiệp cần mà còn cho phép người học hiểu hơn về hoạt động kinh doanh của công ty, về văn hóa doanh nghiệp, từ đó dễ dàng hòa nhập vào môi trường làm việc.
Từ phía doanh nghiệp, việc tham gia định hướng, xây dựng chương trình đào tạo và tiếp xúc với sinh viên từ sớm giúp công ty có được nguồn nhân sự đảm bảo chất lượng và ổn định nhất. Các công ty, tập đoàn cũng không cần mất nhiều thời gian để đào tạo lại hay đào tạo bổ sung cho nhân sự mới khi bắt đầu công việc.
Sinh viên Trường Đại học CMC tham gia chương trình Internship day - Ngày thực tập tại Công ty CMC Global.
Đối với Tập đoàn CMC - một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, hiện doanh nghiệp này có gần 6.000 nhân sự, mục tiêu tới năm 2025 sẽ phát triển lên 10.000 - 15.000 người. Ông Hồ Thanh Tùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC cho biết, mỗi năm tập đoàn có nhu cầu tuyển dụng 2.000 - 3.000 nhân sự, nên rất cần sự kết nối giữa đại học và doanh nghiệp để rút ngắn thời gian thích ứng công việc của nhân sự mới. Vì vậy, Tập đoàn CMC đã thành lập Trường Đại học CMC với mô hình đại học trong lòng doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu nhân sự không chỉ cho nội bộ tập đoàn mà còn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các công ty, doanh nghiệp khác.
Nhờ vào mô hình này, nội dung chương trình đào tạo của tất cả các ngành tại Trường Đại học CMC đều có sự tham gia của doanh nghiệp với kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia, quản lý cấp cao của Tập đoàn công nghệ CMC, Samsung và các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, quốc tế. Với định hướng này, nhiều sinh viên năm thứ hai, thứ ba đã có thể tham gia các dự án của Tập đoàn Công nghệ CMC hoặc các đối tác trong nước và quốc tế của tập đoàn.
Sinh viên và các nhà tuyển dụng, lãnh đạo doanh nghiệp có cơ hội trao đổi trực tiếp để nắm rõ nhu cầu từ hai phía.
Cam kết việc làm và cơ hội thực tập cho sinh viên
Song song với quá trình đào tạo, sinh viên Trường Đại học CMC sẽ có 1 học kỳ thực tập tại doanh nghiệp. Đây là quãng thời gian để sinh viên được trải nghiệm và thích nghi với môi trường làm việc thực tế trước khi tốt nghiệp. Để sinh viên có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp, doanh nghiệp được tiếp cận nguồn nhân lực cao, trường Đại học CMC đặc biệt chú trọng xây dựng mạng lưới đối tác trong nước và quốc tế như: Samsung, NIC, Synopsys, Navigos Group,... Toàn bộ sinh viên được cam kết cơ hội thực tập tại Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (VNR500) và các đối tác kể trên của nhà trường.
Sinh viên ngành Công nghệ Thông tin tham gia trải nghiệm tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC Hòa Lạc).
Đặc biệt, Trường Đại học CMC cam kết 100% việc làm tại Tập đoàn Samsung, Microsoft và các công ty thành viên của Tập đoàn Công nghệ CMC cho sinh viên theo học các ngành công nghệ, kỹ thuật hệ song ngữ. Đây sẽ là những "tấm vé vàng" trong hành trang khởi nghiệp của sinh viên trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh như hiện nay.
Sinh viên ngành Thiết kế Đồ họa trải nghiệm quy trình dựng phim hoạt hình tại Công ty S-Connect.
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên Trường Đại học CMC còn được tiếp cận với chương trình phát triển kỹ năng toàn diện PEP (Personal Edge Program) với các hoạt động như thăm và trải nghiệm, giao lưu chia sẻ với doanh nghiệp (Company Visit Tour), hướng dẫn viết CV, phỏng vấn trong môi trường chuyên nghiệp,… nhằm nâng cao kỹ năng mềm, tạo nền tảng cho sinh viên gia tăng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Năm 2024, Trường Đại học CMC tuyển sinh 1300 chỉ tiêu với 8 ngành đào tạo: Công nghệ Thông tin, Khoa học Máy tính, Công nghệ kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Quản trị Kinh doanh, Marketing, Thiết kế Đồ họa, Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn Quốc. Sinh viên có cơ hội nhận hàng trăm suất học bổng 50%, 70% và 100% học phí từ Quỹ học bổng "CMC - Vì bạn xứng đáng" trị giá 96 tỉ đồng. |
PV (Theo Tạp chí Tin học và Đời sống)