SK Telecom thắng Viber trong vụ kiện bằng sáng chế

00:05, 26/02/2015

(Telecom&IT) - Theo nguồn tin từ Korea Herald, "tính năng sắp xếp thông tin từ các số liên lạc được lưu trong điện thoại thông minh được lựa chọn đưa vào ứng dụng" Viber...

Năm ngoái, SK Telecom đã kiện Rakuten Nhật Bản – đơn vị hiện đang sở hữu Viber vi phạm 4 bằng sáng chế của hãng. Tuy nhiên, sau một thời gian điều tra, tòa án đã đưa ra phán quyết Viber chỉ vi phạm 1 bằng sáng chế của SK Telecom.

Phát biểu trên TechCrunch, CEO Viber, ông Tanmon Marcus cho rằng công ty hiện đang "nghiên cứu về vấn đề" này trước khi đưa ra một công bố chính thức. Tuy nhiên, các đại diện của SK Telecom đã không đáp ứng các yêu cầu đưa ra từ phía Viber. Phát biểu còn hàm ý rằng phán quyết của tòa án là không rõ ràng. 

Bằng sáng chế - Vũ khí lợi hại để thay đổi cục diện

Các bằng sáng chế mà SK Telecom đưa ra hiện vẫn đang bị đặt nghi vấn. Nhiều ý kiến cho rằng sự giống nhau về thiết kế và chức năng của hầu hết các ứng dụng chat là chính đáng. Vì vậy, nếu SK Telecom chiến thắng trong vụ kiện này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều ứng dụng nhắn tin và gọi thoại miễn phí khác bị kiện trong tương lai.

Tại Hàn Quốc, Kakao Talk hiện đang là một ứng dụng nhắn tin miễn phí đình đám tại xứ sở này với tỉ lệ cài đặt hơn 95 phần trăm. Mới đây, Kakao Talk đã sáp nhập với gã khổng lồ web Daum của Hàn Quốc với trị giá lên đến 3 tỷ USD.

Mặc dù không có tầm quốc tế như WhatsApp, Facebook Messenger, Line, WeChat và các ứng dụng khác, nhưng Kakao Talk lại hoàn toàn chiếm ưu thế ở Hàn Quốc. Hầu hết người tiêu dùng Hàn Quốc đều sử dụng nó để thực hiện các cuộc gọi và gửi tin nhắn miễn phí.

Điều này cũng đang là vấn đề gây lo ngại và được xem như là mối đe dọa đối với các nhà khai thác viễn thông tại Hàn Quốc do doanh thu tiềm năng của họ đã bị cắt xén từ các dịch vụ thoại và tin nhắn SMS miễn phí như Kakao Talk.

Viber được ví như một phép thử quan trọng của SK Telecom

Chia sẻ với giới truyền thông, ông Marcos cho biết vụ kiện là một "bất ngờ" lớn đối với Viber, vì hiện nay Viber chỉ chiếm một số lượng nhỏ tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, ông nhận định, đây có thể là phép thử quan trọng nhắm hướng vào Kakao Talk của SK Telecom.

Một mối đe dọa tiềm ẩn đối với Kakao Talk

Ở các thị trường mới nổi, WhatsApp, Line và Facebook hợp tác song phương với nhà mạng để cùng bán các gói dịch vụ dữ liệu và đóng gói cho khách hàng của họ. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc lại hoàn toàn khác.

Đây là đất nước có thị trường viễn thông trưởng thành hơn, người tiêu dùng phải ký kết với những thỏa thuận hợp đồng trả sau để được cung cấp dữ liệu. Đa phương tiện và dịch vụ giá trị gia tăng là lĩnh vực tăng trưởng tiềm năng quan trọng đối với các nhà khai thác. Do đó, Kakao Talk được xem như là một cái gai trong mắt họ. 

Bằng sáng chế mà SK Telecom đưa ra dù mơ hồ nhưng sẽ đại diện cho một cơ hội tiềm năng trong tương lai giúp cho các nhà mạng có thể thay đổi cục diện tại Hàn Quốc. Có lẽ vì vậy mà chính phủ sẽ ủng hộ cho SK Telecom và các nhà khai thác khác.

Năm ngoái, SK Telecom đã kiện Rakuten Nhật Bản – đơn vị hiện đang sở hữu Viber vi phạm 4 bằng sáng chế của hãng. Tuy nhiên, sau một thời gian điều tra, tòa án đã đưa ra phán quyết Viber chỉ vi phạm 1 bằng sáng chế của SK Telecom.

Phát biểu trên TechCrunch, CEO Viber, ông Tanmon Marcus cho rằng công ty hiện đang "nghiên cứu về vấn đề" này trước khi đưa ra một công bố chính thức. Tuy nhiên, các đại diện của SK Telecom đã không đáp ứng các yêu cầu đưa ra từ phía Viber. Phát biểu còn hàm ý rằng phán quyết của tòa án là không rõ ràng. 

Bằng sáng chế - Vũ khí lợi hại để thay đổi cục diện

Các bằng sáng chế mà SK Telecom đưa ra hiện vẫn đang bị đặt nghi vấn. Nhiều ý kiến cho rằng sự giống nhau về thiết kế và chức năng của hầu hết các ứng dụng chat là chính đáng. Vì vậy, nếu SK Telecom chiến thắng trong vụ kiện này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều ứng dụng nhắn tin và gọi thoại miễn phí khác bị kiện trong tương lai.

Tại Hàn Quốc, Kakao Talk hiện đang là một ứng dụng nhắn tin miễn phí đình đám tại xứ sở này với tỉ lệ cài đặt hơn 95 phần trăm. Mới đây, Kakao Talk đã sáp nhập với gã khổng lồ web Daum của Hàn Quốc với trị giá lên đến 3 tỷ USD.

Mặc dù không có tầm quốc tế như WhatsApp, Facebook Messenger, Line, WeChat và các ứng dụng khác, nhưng Kakao Talk lại hoàn toàn chiếm ưu thế ở Hàn Quốc. Hầu hết người tiêu dùng Hàn Quốc đều sử dụng nó để thực hiện các cuộc gọi và gửi tin nhắn miễn phí.

Điều này cũng đang là vấn đề gây lo ngại và được xem như là mối đe dọa đối với các nhà khai thác viễn thông tại Hàn Quốc do doanh thu tiềm năng của họ đã bị cắt xén từ các dịch vụ thoại và tin nhắn SMS miễn phí như Kakao Talk.

Viber được ví như một phép thử quan trọng của SK Telecom

Chia sẻ với giới truyền thông, ông Marcos cho biết vụ kiện là một "bất ngờ" lớn đối với Viber, vì hiện nay Viber chỉ chiếm một số lượng nhỏ tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, ông nhận định, đây có thể là phép thử quan trọng nhắm hướng vào Kakao Talk của SK Telecom.

Một mối đe dọa tiềm ẩn đối với Kakao Talk

Ở các thị trường mới nổi, WhatsApp, Line và Facebook hợp tác song phương với nhà mạng để cùng bán các gói dịch vụ dữ liệu và đóng gói cho khách hàng của họ. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc lại hoàn toàn khác.

Đây là đất nước có thị trường viễn thông trưởng thành hơn, người tiêu dùng phải ký kết với những thỏa thuận hợp đồng trả sau để được cung cấp dữ liệu. Đa phương tiện và dịch vụ giá trị gia tăng là lĩnh vực tăng trưởng tiềm năng quan trọng đối với các nhà khai thác. Do đó, Kakao Talk được xem như là một cái gai trong mắt họ. 

Bằng sáng chế mà SK Telecom đưa ra dù mơ hồ nhưng sẽ đại diện cho một cơ hội tiềm năng trong tương lai giúp cho các nhà mạng có thể thay đổi cục diện tại Hàn Quốc. Có lẽ vì vậy mà chính phủ sẽ ủng hộ cho SK Telecom và các nhà khai thác khác.
TIN LIÊN QUAN