sửa máy ảnh số: Rất dễ thành "gà"!
14:03, 10/06/2008
Khi số lượng người dùng máy ảnh số (MAS) tăng vọt, nhu cầu sửa chữa máy cao, thợ sửa chữa có uy tín đếm trên đầu ngón tay thì sửa máy ảnh số quả là… may nhờ, rủi chịu. Nên tư vấn hoặc phải tìm hiểu thật kỹ nơi sửa chữa uy tín để “chọn mặt gừi vàng”. Công nghệ “luộc”! Một lần, N. Minh (Q.3, TPHCM) mang đến cừa hàng P. (Q.1) sửa máy. Theo lời nhiều dân chơi máy ảnh, đây được coi là nơi sửa chữa có uy tín. Thợ sửa máy xem qua, lắc đầu bảo rằng máy “hết phương cứu chữa”, rằng họ rất bận, sửa máy sẽ lâu và rất khó. Cừa hàng báo giá 1,7 triệu. Hai ngày sau khi “ngâm” máy. Một thợ sửa tên Hùng (nhân viên cừa hàng) gọi điện thoại nhắn Minh nên rút máy ra khỏi cừa hàng, để anh ta tự sửa sẽ rẻ hơn. Giá ướm chừng 1,5 triệu. Minh nghe theo lời thợ máy Hùng. Sau khi ngâm máy 10 ngày, thợ Hùng liên tục gọi điện để nâng giá vì theo thợ này: “Máy em hư nhiều, phải thay thêm”. Khi nhận lại máy, Minh phải chồng số tiền đến 2,3 triệu đồng sau khi đã năn nỉ hạ giá 200.000 đồng! Tudia, nickname trên một diễn đàn hậm hực: “MAS của tôi khởi động không lên màn hình, tiền báo sửa là 800.000 đồng. Sau này mới biết, khi lắp pin mới sạc vào mà không tắt công tắc thì máy bị đứt cầu chì do nẹt điện nguồn. Cầu chì như hạt gạo, thợ sửa không thay cho rẻ mà chơi sang... hàn luôn. Kỹ thuật cao là thế đó!”. Người sửa máy cần biết tự vệ Theo anh Bùi Cao Cường (Ngọc Camera, Q.3): “Các thương hiệu máy ảnh số vào Việt Nam bán hàng ồ ạt nhưng chưa nhiều phòng kỹ thuật hoặc chi phí sửa chữa còn khá cao. Người bị hỏng máy thường tìm đến “thầy lang”. Xảo thuật đánh tráo linh kiện thường diễn ra khi thợ báo giá và người sửa máy không đồng ý giá, mang máy về. Dân sử dụng máy amateur không tài nào phát hiện ra. Do vậy, trước khi đi sửa máy, họ phải được tư vấn hoặc phải tìm hiểu thật kỹ nơi sửa chữa uy tín để “chọn mặt gừi vàng”. Hiện nay, cũng có nhiều cừa hàng treo biển sửa máy ảnh số nhưng thực ra là cò nhận rồi mang cho thợ nơi khác sửa. Cò “ăn” đến 50 - 60%, còn thợ sửa máy chỉ được 30 - 40%. Do đó, người sửa máy phải trả một mức phí cao không đáng có. Mách nước của anh Cường là: “Vào cừa hàng nào khách hàng tận mắt thấy phòng sửa máy và thợ sửa mới giao máy”. Anh Thanh Hậu (Hậu Camera, Q.1) có lời khuyên: “Khách hàng sửa máy nên đến cừa hiệu lớn, làm ăn uy tín. Khi mua máy hay sửa máy cần phải có người tư vấn mới an toàn”. Một số địa chỉ sửa MAS tại Hà Nội: Trung tâm sửa chữa máy ảnh KTS Mạnh Hùng, 3A Quang Trung. Cừa hàng sửa chữa máy ảnh Hoàng Anh, 321 đường Giải Phóng. 16 Phùng Khắc Khoan, tầng 2 (gặp Long). Hanoi Camera, 11 phố Vọng Đức. Cừa hàng sửa máy ảnh Anh Khoa, 77 Hàng Trống. 6 điều cần biết về bảo quản Mas 1. Tránh cho máy sự thay đổi nhiệt đột ngột. 2. Không giữ máy ở nơi có nhiệt độ, độ ẩm cao, rung, sốc và va chạm… (ngăn tủ quần áo, phòng lạnh, cốp xe…) vì làm giảm tuổi thọ hoặc hư hỏng linh kiện trong máy (bo mạch, cảm biến). 3. Sau khi sử dụng máy trong môi trường nhiều hơi nước, độ ẩm cao (bãi biển, thác nước, băng đăng…) thì nên đưa tới trung tâm bảo hành để bảo dưỡng máy. 4. Không hướng ống kính MAS trực diện với nguồn sáng quá mạnh hoặc trực tiếp với ánh mặt trời vì sẽ làm hư hỏng bộ cảm biến. 5. Với MAS chuyên nghiệp nên có loại tủ chống ẩm mốc hoặc gói hút ẩm để bảo quản máy. 6. Nếu không sử dụng máy thường xuyên, hằng tháng, nên lấy máy ra để nơi khô thoáng khoảng 30 phút. Sau đó, vận hành máy trong khoảng 10 phút và vệ sinh máy, ống kính... Theo Sinh Viên Việt Nam