Tại sao cần đăng ký và quản lý thiết bị đầu cuối (máy) di động?
11:30, 23/01/2013
Trong khuôn khổ Hội nghị quốc gia Triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về phát triển hạ tầng thông tin do Bộ TT&TT tổ chức ngày 15/01, một trong những chủ điểm nóng được đông đảo diễn giả cũng như đại biểu quan tâm; đó là tham luận với nội dung “Giải pháp quản lý thiết bị đầu cuối nhằm hạn chế tin nhắn rác, chống buôn lậu và đảm bảo an toàn an ninh trên mạng di động”, do Tiến sỹ Bùi Thiên Hà, Phó Tổng biên tập Tạp chí Xã hội Thông tin trình bày.
Bên lề Hội nghị, phóng viên báo Xã hội Thông tin đã có những trao đổi nhanh với TS. Bùi Thiên Hà và ông Saruj Thipsena - chuyên gia đến từ Telcordia về vấn đề này.
TS Bùi Thiên Hà: Việc quản lý thiết bị đầu cuối di động cũng cần thiết tương tự như quản lý xe máy, nhằm thực hiện được 3 mục đích sau: Một là đảm bảo an toàn cho người sử dụng; Hai là chống thất thu thuế; Ba là để bảo hộ ngành sản xuất thiết bị di động trong nước mới bắt đầu được phát triển.
PV: Ông có thể nói rõ hơn sự tương đồng giữa thiế bị di động và chiếc xe máy?
TS Bùi Thiên Hà: Gần như giống hệt. Cả xe máy và thiế bị di động mà cụ thể là điện thoại di động (ĐTDĐ) đều gắn bó với mỗi người sử dụng Việt Nam. Xe máy để đi lại, còn ĐTDĐ vừa là thiết bị liên lạc, giải trí, cung cấp tin tức, thậm chí còn là chiếc ví điện tử, thiết bị hỗ trợ sức khỏe,... ĐTDĐ giờ đây đã gắn liền với mỗi người từ khi vừa dậy đến lúc đi ngủ.
Cả 2 đều là một tài sản đối với mỗi người, điện thoại giờ cũng có cái đến 15-20 triệu, tương tự như một chiếc xe máy. Cả 2 đều có ID, xe máy có số khung số máy, ĐTDĐ có số IMEI gắn liền với mỗi máy, còn số thuê bao thì cũng tương tự như tên người đi xe máy. Người ta có thể đổi xe, cũng giống như đổi máy điện thoại.
Tuy nhiên có một điểm khác rất quan trọng là: Xe máy thì phải đăng ký, gắn biển mới được dùng, tức là được quản lý, còn máy điện thoại di động hiện nay thì hoàn toàn không cần, tức là không bị quản lý.
Điều này đã bắt đầu nảy sinh những hệ lụy như không đảm bảo an toàn cho người dùng (thực tế đã bắt đầu xảy ra tình trạng cướp ĐTDĐ), buôn lậu, thất thu thuế và tình trạng hàng rởm, hàng nhái ngày càng hoành hành,...
Thứ nhất, là để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chúng ta có thể hình dung được nếu như xe máy không được đăng ký, không được quản lý, kẻ trộm, cướp có thể trộm, cướp xe là đem ra bán hoặc dùng được ngay thì tình trạng sẽ thế nào?!. Hiện nay, vì ĐTDĐ không được quản lý, một máy ĐTDĐ bị cướp chỉ cần vứt SIM đi, thay SIM khác là có thể dùng được ngay nên việc sử dụng những máy đắt tiền đã trở nên không an toàn, mà thực tế đã có nhiều vụ cướp trắng trợn xảy ra.
Thứ hai là để chống thất thu thuế. Khi xe máy phải nộp thuế thì mới có biển số để sử dụng, Nhà nước sẽ quản lý được và sẽ thu được thuế. Với máy ĐTDĐ, hiện nay máy nộp thuế hay máy không nộp thuế đều sử dụng được hết, con số thất thu thuế bao nhiêu không thể biết được. Một số công ty nghiên cứu thị trường đã ước tính Việt Nam hàng năm thất thu thuế di động khoảng 540 tỷ đồng.
Thứ ba, chống hàng giản hàng nhái, hàng kém chất lượng và bảo vệ sản xuất trong nước. Hàng nhập lậu mà chúng ta gọi là “hàng xách tay” đang tràn ngập trên thị trường, trong đó có không ít hàng giả, hàng nhái. Ngoài việc làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, những hàng kém chất lượng này còn làm ảnh hưởng đến chất lượng mạng và dịch vụ của các nhà khai thác. Đồng thời, đây còn tạo nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến các công ty sản xuất thiết bị di động trong nước. Như chúng ta biết, hiện nay chúng ta đã bắt đầu thu hút được đầu tư nước ngoài xây dựng các liên doanh lớn sản xuất thiết bị điện tử và di động và xuất siêu đã bắt đầu cao. Trong Hội nghị tỉnh Bắc Ninh đã báo cáo, riêng trong 2012, các đơn vị trên tỉnh đã xuất tới 15 tỷ USD thiết bị di động. Cần phải bảo hộ lĩnh vực đang phát triển này của Việt Nam.
PV: Thưa ông, được biết Telcordia là công ty phát minh ra công nghệ cho phép quản lý thiết bị di động, ông có thể chia sẻ việc quản lý thiết bị đầu cuối di động đã được triển khai ở những nước nào?
Ông Saruj Thipsena: Đa lợi ích từ ứng dụng công nghệ quản lý di động
Ấn Độ cũng bắt đầu quan tâm đến việc quản lý thiết bị di động sau vụ khủng bố Mumbai 2008. Hiện nay, tại tỉnh Haryana của Ấn độ với dân số 90 triệu dân, Telcordia đã triển khai hệ thống quản lý thiết bị di động trên phạm vi toàn tỉnh. Hệ thống cho phép quản lý trực tuyến tất cả các máy di động, không phân biệt của nhà khai thác nào, cho phép khóa những máy không được đăng ký, không nộp thuế, hoặc những máy bị đánh cắp, cho phép điều tra nhanh chóng những máy được sử dụng vào các hoạt động tội phạm.
Thực tế tại một số nước, công nghệ này mang lại những lợi ích to lớn trong việc quản lý thông tin di động, chống mất cắp thông tin, tài sản, và nhất là những thiết bị di động đắt tiền. Mọi thông tin về thiết bị, khách hàng được lưu trữ trên hệ thống của nhà quản lý, khi một chiếc điện thoại bị đánh cắp, thông tin lập tức được báo về hệ thống quản lý và điện thoại sẽ bị khóa ngay, do đó, kẻ cắp không thể sử dụng chiếc điện thoại chứ đừng nói đến việc bán để kiếm tiền. Khi khách hàng bị mất điện thoại, hay thiết bị di động, không cần phải báo cảnh sát, chỉ cần thực hiện một cuộc gọi tới bên quản lý, ngay lập tức thiết bị di động sẽ bị khóa lại.
Với các nhà mạng, khi triển khai, ứng dụng công nghệ này, sẽ rất thuận lợi cho việc quản lý thuê bao, thiết kế dịch vụ đúng đối tượng, đảm bảo gia tăng chất lượng dịch vụ và khách hàng sẽ có được những dịch vụ tốt nhất.
Một lợi ích quan trọng khác, đó là công nghệ này sẽ góp phần bảo vệ những chiếc điện thoại di động, thiết bị di động chính hãng, dù là đến từ bất cứ thương hiệu nổi tiếng nào trên thế giới, đặt chi nhánh tại Việt Nam. Như vậy, hàng giả, hàng nhái không còn cơ hội nhũng loạn thị trường. Người dùng an tâm hơn với những lựa chọn xác đáng mà khỏi lo… mất tiền oan.
Bên lề Hội nghị, phóng viên báo Xã hội Thông tin đã có những trao đổi nhanh với TS. Bùi Thiên Hà và ông Saruj Thipsena - chuyên gia đến từ Telcordia về vấn đề này.
Tiến sỹ Bùi Thiên Hà, Phó Tổng biên tập Tạp chí Xã hội Thông tin trình bày tham luận tại Hội nghị quốc gia Triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về phát triển hạ tầng thông tin do Bộ TT&TT tổ chức ngày 15/01
PV: Thưa ông, tại sao vấn đề “Quản lý thiết bị đầu cuối di động” cần được đặt ra hiện nay?TS Bùi Thiên Hà: Việc quản lý thiết bị đầu cuối di động cũng cần thiết tương tự như quản lý xe máy, nhằm thực hiện được 3 mục đích sau: Một là đảm bảo an toàn cho người sử dụng; Hai là chống thất thu thuế; Ba là để bảo hộ ngành sản xuất thiết bị di động trong nước mới bắt đầu được phát triển.
PV: Ông có thể nói rõ hơn sự tương đồng giữa thiế bị di động và chiếc xe máy?
TS Bùi Thiên Hà: Gần như giống hệt. Cả xe máy và thiế bị di động mà cụ thể là điện thoại di động (ĐTDĐ) đều gắn bó với mỗi người sử dụng Việt Nam. Xe máy để đi lại, còn ĐTDĐ vừa là thiết bị liên lạc, giải trí, cung cấp tin tức, thậm chí còn là chiếc ví điện tử, thiết bị hỗ trợ sức khỏe,... ĐTDĐ giờ đây đã gắn liền với mỗi người từ khi vừa dậy đến lúc đi ngủ.
Cả 2 đều là một tài sản đối với mỗi người, điện thoại giờ cũng có cái đến 15-20 triệu, tương tự như một chiếc xe máy. Cả 2 đều có ID, xe máy có số khung số máy, ĐTDĐ có số IMEI gắn liền với mỗi máy, còn số thuê bao thì cũng tương tự như tên người đi xe máy. Người ta có thể đổi xe, cũng giống như đổi máy điện thoại.
Tuy nhiên có một điểm khác rất quan trọng là: Xe máy thì phải đăng ký, gắn biển mới được dùng, tức là được quản lý, còn máy điện thoại di động hiện nay thì hoàn toàn không cần, tức là không bị quản lý.
Điều này đã bắt đầu nảy sinh những hệ lụy như không đảm bảo an toàn cho người dùng (thực tế đã bắt đầu xảy ra tình trạng cướp ĐTDĐ), buôn lậu, thất thu thuế và tình trạng hàng rởm, hàng nhái ngày càng hoành hành,...
Quản lý thiết bị di động, một trong những vấn đề nóng, chủ điểm tại Hội nghị
PV: Vậy mục tiêu của việc quản lý là gì thưa ông?Thứ nhất, là để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chúng ta có thể hình dung được nếu như xe máy không được đăng ký, không được quản lý, kẻ trộm, cướp có thể trộm, cướp xe là đem ra bán hoặc dùng được ngay thì tình trạng sẽ thế nào?!. Hiện nay, vì ĐTDĐ không được quản lý, một máy ĐTDĐ bị cướp chỉ cần vứt SIM đi, thay SIM khác là có thể dùng được ngay nên việc sử dụng những máy đắt tiền đã trở nên không an toàn, mà thực tế đã có nhiều vụ cướp trắng trợn xảy ra.
Thứ hai là để chống thất thu thuế. Khi xe máy phải nộp thuế thì mới có biển số để sử dụng, Nhà nước sẽ quản lý được và sẽ thu được thuế. Với máy ĐTDĐ, hiện nay máy nộp thuế hay máy không nộp thuế đều sử dụng được hết, con số thất thu thuế bao nhiêu không thể biết được. Một số công ty nghiên cứu thị trường đã ước tính Việt Nam hàng năm thất thu thuế di động khoảng 540 tỷ đồng.
Thứ ba, chống hàng giản hàng nhái, hàng kém chất lượng và bảo vệ sản xuất trong nước. Hàng nhập lậu mà chúng ta gọi là “hàng xách tay” đang tràn ngập trên thị trường, trong đó có không ít hàng giả, hàng nhái. Ngoài việc làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, những hàng kém chất lượng này còn làm ảnh hưởng đến chất lượng mạng và dịch vụ của các nhà khai thác. Đồng thời, đây còn tạo nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến các công ty sản xuất thiết bị di động trong nước. Như chúng ta biết, hiện nay chúng ta đã bắt đầu thu hút được đầu tư nước ngoài xây dựng các liên doanh lớn sản xuất thiết bị điện tử và di động và xuất siêu đã bắt đầu cao. Trong Hội nghị tỉnh Bắc Ninh đã báo cáo, riêng trong 2012, các đơn vị trên tỉnh đã xuất tới 15 tỷ USD thiết bị di động. Cần phải bảo hộ lĩnh vực đang phát triển này của Việt Nam.
PV: Thưa ông, được biết Telcordia là công ty phát minh ra công nghệ cho phép quản lý thiết bị di động, ông có thể chia sẻ việc quản lý thiết bị đầu cuối di động đã được triển khai ở những nước nào?
Ông Saruj Thipsena: Đa lợi ích từ ứng dụng công nghệ quản lý di động
Ông Saruj Thipsena - chuyên gia đến từ Telcordia
Việc quản lý thiết bị di động đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng, mỗi nơi vì có những lý do riêng, nhưng nhìn chung là để giúp nhà chức trách điều tra được những kẻ tội phạm người xấu, hay một nhóm người muốn thực hiện những việc xấu qua thiết bị di động, lợi dụng thiết bị di động làm công cụ phạm tội, ví dụ như ở Mê-hi-cô hay Ấn Độ, mọi dữ liệu di động, thông tin cá nhân… đều được lưu lại trên hệ thống quản lý thông tin di động, qua đó mọi hành vi đều được giám sát chặt chẽ, phản hồi ngay về hệ thống quản lý. Nên nhóm người xấu khó mà thực hiện được hành vi phạm tội, khi mọi thiết bị di động. Ấn Độ cũng bắt đầu quan tâm đến việc quản lý thiết bị di động sau vụ khủng bố Mumbai 2008. Hiện nay, tại tỉnh Haryana của Ấn độ với dân số 90 triệu dân, Telcordia đã triển khai hệ thống quản lý thiết bị di động trên phạm vi toàn tỉnh. Hệ thống cho phép quản lý trực tuyến tất cả các máy di động, không phân biệt của nhà khai thác nào, cho phép khóa những máy không được đăng ký, không nộp thuế, hoặc những máy bị đánh cắp, cho phép điều tra nhanh chóng những máy được sử dụng vào các hoạt động tội phạm.
Thực tế tại một số nước, công nghệ này mang lại những lợi ích to lớn trong việc quản lý thông tin di động, chống mất cắp thông tin, tài sản, và nhất là những thiết bị di động đắt tiền. Mọi thông tin về thiết bị, khách hàng được lưu trữ trên hệ thống của nhà quản lý, khi một chiếc điện thoại bị đánh cắp, thông tin lập tức được báo về hệ thống quản lý và điện thoại sẽ bị khóa ngay, do đó, kẻ cắp không thể sử dụng chiếc điện thoại chứ đừng nói đến việc bán để kiếm tiền. Khi khách hàng bị mất điện thoại, hay thiết bị di động, không cần phải báo cảnh sát, chỉ cần thực hiện một cuộc gọi tới bên quản lý, ngay lập tức thiết bị di động sẽ bị khóa lại.
Với các nhà mạng, khi triển khai, ứng dụng công nghệ này, sẽ rất thuận lợi cho việc quản lý thuê bao, thiết kế dịch vụ đúng đối tượng, đảm bảo gia tăng chất lượng dịch vụ và khách hàng sẽ có được những dịch vụ tốt nhất.
Một lợi ích quan trọng khác, đó là công nghệ này sẽ góp phần bảo vệ những chiếc điện thoại di động, thiết bị di động chính hãng, dù là đến từ bất cứ thương hiệu nổi tiếng nào trên thế giới, đặt chi nhánh tại Việt Nam. Như vậy, hàng giả, hàng nhái không còn cơ hội nhũng loạn thị trường. Người dùng an tâm hơn với những lựa chọn xác đáng mà khỏi lo… mất tiền oan.
Thiện Tâm thực hiện