Thế giới kết nối: Xu hướng tất yếu trong tương lai
16:40, 03/04/2013
Các thiết bị điện tử không dây xuất hiện ngày càng nhiều. Người dùng cũng nhanh chóng làm quen và sử dụng loại công cụ hữu ích này trong công việc và đời sống. Internet đã trở thành phương tiện không thể thiếu và sẽ là sợi dây kết nối vạn vật trong tương lai. Đây cũng là điều được nhiều doanh nghiệp và chuyên gia lĩnh vực CNTT-VT hết sức quan tâm.
Việt Nam tiến tới một “Thế giới kết nối”
“Thế giới đang thay đổi. Phương thức làm việc của con người trong một vài năm tới cũng sẽ khác xa so với cách chúng ta đang làm hôm nay. Đó là sự khác biệt nhờ có sự tham gia của mạng Internet”- một chuyên gia CNTT khẳng định.
Với dân số hơn 88 triệu người, trong đó gần 31 triệu người sử dụng Internet- đại diện cho 35% dân số, và 16 triệu người sử dụng Internet qua mạng 3G tương đương với khoảng 18% dân số, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển Internet nhanh nhất thế giới. Bởi vậy, kết nối hơn 50 triệu người Việt Nam còn lại và rất nhiều dữ liệu, quá trình và vật thể là điều đang được các doanh nghiệp và chuyên gia về CNTT hướng tới.
Một hội thảo do hãng Cisco vừa tổ chức tại Hà Nội, được coi là sự kiện nổi bật, thu hút sự chú ý của giới CNTT. Với chủ đề “Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay: kết nối những gì chưa được kết nối”, đây là cơ hội để các nước trong khu vực đưa ra các sáng kiến, chương trình, giải pháp; chia sẻ các bài học kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Hội thảo cũng là dịp để các diễn giả hàng đầu cập nhật công nghệ, giải pháp đột phá trong các lĩnh vực khác nhau như Chính phủ, y tế, giáo dục và an toàn thông tin số. Tại hội thảo, lần đầu tiên, các đại biểu được làm quen với khái niệm “mạng Internet của vạn vật”- nghĩa là mạng Internet sẽ đóng vai trò mạng kết nối thông minh giữa con người, quy trình, dữ liệu và sự vật.
Đà Nẵng là địa phương đi đầu cả nước trong xây dựng chính quyền điện tử. Hiện tại, Đà Nẵng đã xây dựng xong mạng diện rộng của thành phố, kết nối hơn 100 điểm và xây dựng trung tâm dữ liệu của thành phố, trung tâm thông tin cộng đồng, cho phép cung cấp các thông tin liên quan đến dịch vụ công. Thành phố cũng đang xây dựng và sẽ hoàn thành mạng kết nối không dây của thành phố vào tháng 5 tới. Trong tương lai gần, Đà Nẵng có thể xây dựng một thành phố kết nối, tạo điều kiện cho công dân và các tổ chức tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất.
Vấn đề chỉ là thời gian
Một kết quả thống kê cho thấy: năm ngoái, Việt Nam đạt tới con số 6 triệu rưỡi thiết bị kết nối thông minh, bao gồm: máy tính bảng, điện thoại thông minh. Năm nay, con số này dự đoán sẽ tăng hơn 33% và sẽ đạt 17 triệu thiết bị vào năm 2017. Những tiện ích mà các thiết bị này mang lại là khá rõ ràng.
Trong tương lai, sự kết nối các thiết bị này sẽ giúp con người làm việc thuận tiện hơn rất nhiều so với hiện nay. Thay vì phải ngồi cả ngày trong văn phòng với một chiếc máy tính cố định, thì con người có thể ngồi làm việc bất kỳ ở đâu- chỉ cần có một thiết bị kết nối Internet. Và trong cùng một thời điểm, các nhân viên trong cùng một công ty có thể bàn bạc trao đổi công việc hoàn toàn qua Internet, mà mỗi người có thể ở một nước khác nhau trên thế giới. Đó chính là tiện ích mà Internet mang lại.
Ông Ross Fowler, Phó Chủ tịch Tập đoàn Cisco, Phụ trách các phân khúc thị trường và kiến trúc mạng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản nhận định: Việt Nam có tỷ lệ điện thoại thông minh rất cao. Và các doanh nghiệp quen dần việc cho phép nhân viên sử dụng thiết bị của cá nhân. Trước phải đến văn phòng, địa điểm cố định để kết nối. Nay có thể dùng 3G, Wi-Fi, và các dịch vụ hỗ trợ 3G, Wi-Fi cũng ngày càng phổ biến tại Việt Nam.
Trên nền tảng di động và điện toán đám mây (ĐTĐM), nhiều người tạo ra nội dung, tự do chọn thiết bị, hệ điều hành và ứng dụng để tạo nội dung. Họ thể làm việc tại bất kỳ đâu, xóa bỏ dần khoảng cách số. Cách thức làm việc đang dần dựa vào ĐTĐM nhiều hơn. ĐTĐM có vai trò ngày càng quan trọng ở các quốc gia đang phát triển, mà Việt Nam là một điển hình.
Cisco cũng đang tính đến việc đưa các thiết bị điện tử thông minh vào những lĩnh vực quan trọng của Việt Nam, trong đó có lĩnh vực giao thông, góp phần giải quyết bài toán ách tắc giao thông hiện nay.
Các chuyên gia khẳng định: hơn 99% sự vật trong thế giới vật lý vẫn còn chưa được kết nối. Theo dự báo, tới năm 2020 sẽ có 56 tỷ thiết bị được kết nối vào mạng Internet. Riêng với Việt Nam, trở ngại lớn nhất trong vấn đề này là cơ sở hạ tầng CNTT chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh. Vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cũng là những thách thức lớn. Bởi vậy, hướng tới một thế giới kết nối vạn vật là xu hướng tất yếu nhưng cũng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các doanh nghiệp và đặc biệt là các chuyên gia về CNTT .
Việt Nam tiến tới một “Thế giới kết nối”
Một hội thảo do hãng Cisco vừa tổ chức tại Hà Nội, được coi là sự kiện nổi bật, thu hút sự chú ý của giới CNTT. Với chủ đề “Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay: kết nối những gì chưa được kết nối”, đây là cơ hội để các nước trong khu vực đưa ra các sáng kiến, chương trình, giải pháp; chia sẻ các bài học kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Hội thảo cũng là dịp để các diễn giả hàng đầu cập nhật công nghệ, giải pháp đột phá trong các lĩnh vực khác nhau như Chính phủ, y tế, giáo dục và an toàn thông tin số. Tại hội thảo, lần đầu tiên, các đại biểu được làm quen với khái niệm “mạng Internet của vạn vật”- nghĩa là mạng Internet sẽ đóng vai trò mạng kết nối thông minh giữa con người, quy trình, dữ liệu và sự vật.
Vấn đề chỉ là thời gian
Một kết quả thống kê cho thấy: năm ngoái, Việt Nam đạt tới con số 6 triệu rưỡi thiết bị kết nối thông minh, bao gồm: máy tính bảng, điện thoại thông minh. Năm nay, con số này dự đoán sẽ tăng hơn 33% và sẽ đạt 17 triệu thiết bị vào năm 2017. Những tiện ích mà các thiết bị này mang lại là khá rõ ràng.
Trên nền tảng di động và điện toán đám mây (ĐTĐM), nhiều người tạo ra nội dung, tự do chọn thiết bị, hệ điều hành và ứng dụng để tạo nội dung. Họ thể làm việc tại bất kỳ đâu, xóa bỏ dần khoảng cách số. Cách thức làm việc đang dần dựa vào ĐTĐM nhiều hơn. ĐTĐM có vai trò ngày càng quan trọng ở các quốc gia đang phát triển, mà Việt Nam là một điển hình.
Cisco cũng đang tính đến việc đưa các thiết bị điện tử thông minh vào những lĩnh vực quan trọng của Việt Nam, trong đó có lĩnh vực giao thông, góp phần giải quyết bài toán ách tắc giao thông hiện nay.
Các chuyên gia khẳng định: hơn 99% sự vật trong thế giới vật lý vẫn còn chưa được kết nối. Theo dự báo, tới năm 2020 sẽ có 56 tỷ thiết bị được kết nối vào mạng Internet. Riêng với Việt Nam, trở ngại lớn nhất trong vấn đề này là cơ sở hạ tầng CNTT chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh. Vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cũng là những thách thức lớn. Bởi vậy, hướng tới một thế giới kết nối vạn vật là xu hướng tất yếu nhưng cũng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các doanh nghiệp và đặc biệt là các chuyên gia về CNTT .
Chu Tấn