Thiết bị lưu trữ định hình tương lai của dữ liệu số

08:00, 31/05/2011

Ảnh hưởng của cách thức lưu trữ dữ liệu hiện nay là rất lớn - ảnh hưởng đối với môi trường là một trong những nhân tố đó. Môi trường lưu trữ hiện đã chiếm tới 40% mức độ tiêu thụ điện năng trong trung tâm dữ liệu và được dự báo là, trong vòng 10 năm nữa, tổng mức tiêu thụ điện năng của các giải pháp lưu trữ có thể gia tăng tới hơn 6 lần so với hiện nay. Căn cứ trên những dự báo này, môi trường lưu trữ có thể chiếm tới hơn 75% lượng năng lượng mà trung tâm dữ liệu tiêu thụ trong khi có tới 80% dữ liệu không bao giờ được quan tâm đến nữa sau thời gian ba tháng kể từ khi chúng được tạo ra. Môi trường lưu trữ chính là một yếu tố CNTT gây lãng phí năng lượng rất lớn.


Một ảnh hưởng khác là chi phí và mức độ gia tăng chi phí trong việc quản lý khối lượng dữ liệu ngày càng lớn. Bản chất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của dữ liệu đang làm gia tăng chi phí quản trị lưu trữ tới 25% mỗi năm, do đó, trong dài hạn, nó sẽ trở thành một thành phần phí lớn nhất trong rất nhiều trung tâm dữ liệu. Vì thế, việc tương quan giữa giá trị của dữ liệu với các năng lực và chi phí của môi trường lưu trữ dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng.

 

Cố gắng để đạt tới trạng thái tối ưu

 

Các trung tâm dữ liệu hiện nay đang chuyển đổi từ môi trường vật lý, tĩnh và hỗn tạp trở thành cơ sở hạ tầng ảo hóa dựa trên kiến trúc điện toán lưới và môi trường điện toán đám mây có thể hỗ trợ dịch vụ tự phục vụ, quản lý tài nguyên dựa trên chính sách và quy hoạch dung lượng. Bên cạnh đó, giải pháp lưu trữ phải có thể hỗ trợ mô hình trung tâm dữ liệu này, do đó điều quan trọng là hệ thống lưu trữ phải có đủ mức độ linh động để hỗ trợ khả năng dự báo nhu cầu của các môi trường lưu trữ này dựa trên một khuynh hướng đa lớp.

 

Trước đây, cắt giảm chi phí là một trong những ưu tiên hàng đầu của các CIO, nhưng đến giai đoạn hiện nay điều họ quan tâm đến là tăng trưởng và lợi nhuận. Chiến lược về lưu trữ phải phù hợp với những mục tiêu này. Do đó, bất kể quy mô của một tổ chức là gì, giải pháp lưu trữ phải có thể mở rộng để giải quyết các vấn đề kinh doanh lớn hơn, phức tạp hơn và nó cần phải hoạt động theo thời gian thực để các tổ chức có thể phản ứng và ra các quyết định kinh doanh một cách tức thời. Cơ sở hạ tầng cũng phải hiệu quả để các vấn đề kinh doanh phức tạp có thể được giải quyết một cách hiệu quả với chi phí thấp hơn và tốc độ cao hơn, và cần phải đảm bảo được tính toàn vẹn của dữ liệu để đáp ứng các yêu cầu về kinh doanh và tuân thủ quy định trong dài hạn.


Cuối cùng, có một đòi hỏi về việc xây dựng một “giải pháp lưu trữ tối ưu” trong đó chi phí và cơ sở hạ tầng hiện tại không phải là một rào cản. Đối với các CIO, điều đó có thể bao gồm hoạt động truy cập dữ liệu an toàn, theo nhu cầu, tối ưu hóa lưu trữ hiểu về ứng dụng, dung lượng không hạn chế, hiệu năng cao hơn, và hoạt động quản lý ứng dụng, hệ thống và lưu trữ tích hợp. Tuy nhiên, con đường để đạt được giải pháp tối ưu này vẫn còn rất xa, song những ý tưởng đó vẫn cần phải được xem xét đến để hướng dẫn các tổ chức trên hành trình hướng tới nâng cao hiệu năng, lợi nhuận và hạ thấp chi phí CNTT.  

 

Một chiến lược hình kim tự tháp

 

Để hiện thực hóa chiến lược này, các công ty cần phải thay đổi từ khuynh hướng truyền thống của việc quản lý các “ốc đảo” lưu trữ sang một cơ sở hạ tầng lưu trữ hợp nhất, đa lớp và được tự động hóa. Thông qua áp dụng một quy tắc trong đó những dữ liệu nhất định cần lưu trữ sẽ được ấn định cho những kho lưu trữ nhất định, các tổ chức sẽ có thể cải thiện giá cả, hiệu năng, dung lượng và chức năng trong cơ sở hạ tầng lưu trữ của họ. 

 

Một mô hình lưu trữ đa lớp thông thường có bốn lớp. Lớp 0 là một lớp mới trong đó sử dụng ổ cứng thể rắn (SSD) có hiệu năng cao và dùng để lưu trữ những thông tin quan trọng cần được thu thập, phân tích và cung cấp với tốc độ cao nhất. Khu vực lưu trữ ưu tiên, được gọi là Lớp 1 sử dụng các hệ thống đĩa Fibre Channel (FC) và cũng có hiệu năng, độ sẵn sàng cao và gần như không gặp phải gián đoạn hoạt động cũng như có khả năng khôi phục nhanh chóng sau sự cố để hỗ trợ các ứng dụng giao tiếp với khách hàng và các ứng dụng tạo doanh thu. Lớp 2 được quản lý trên cơ sở sử dụng các ổ đĩa có dung lượng lớn và giá thấp, với khả năng quản lý nhiều loại ứng dụng kinh doanh khác nhau, như là cơ sở dữ liệu, sao lưu, email và các hệ thống file. Cuối cùng, Lớp 3, được xây dựng dựa trên công nghệ băng từ có hiệu quả cao về mặt chi phí và năng lượng  lớn và giá thấp, cùng với khả năng quản lý nhiều loại ứng dụng kinh doanh khác nhau, như là cơ sở dữ liệu, sao lưu, email và các hệ thống file. Cuối cùng, Lớp 3, được xây dựng dựa trên công nghệ băng từ có hiệu quả cao về mặt chi phí và năng lượng  và giá thấp, với khả năng quản lý nhiều loại ứng dụng kinh doanh khác nhau, như là cơ sở dữ liệu, sao lưu, email và các hệ thống file. Cuối cùng, Lớp 3, được xây dựng dựa trên công nghệ băng từ có hiệu quả cao về mặt chi phí và năng lượng dùng để lưu trữ khối lượng dữ liệu lớn hỗ trợ các mục đích đảm bảo tuân thủ quy định pháp lý không đòi hỏi truy cập tức thời vào dữ liệu.

 

Để tối ưu hóa kiến trúc lưu trữ đa lớp, các công ty phải phân loại và xác định giá trị của dữ liệu trong doanh nghiệp, sau đó tương quan và phân bổ dữ liệu vào lớp lưu trữ phù hợp nhất. Dữ liệu có thể được phân thành bốn loại, trong đó dữ liệu có đòi hỏi nhiều băng thông I/O sẽ được ấn định vào lớp 0; những dữ liệu quan trọng, như là số liệu về doanh thu và thông tin khách hàng được ấn định vào lớp 1; những dữ liệu quan trọng nhưng không đòi hỏi khôi phục tức thời mới có thể duy trì được hoạt động của doanh nghiệp sẽ được ấn định vào lớp 2; và dữ liệu lưu trữ có tần suất truy cập thấp, cần được duy trì trong dài hạn sẽ được ấn định vào lớp 3.

 

Thúc đẩy phát triển kinh tế

 

Hãy khai thác một môi trường lưu trữ đa lớp với khả năng mang lại những ưu thế kinh tế rất lớn. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, một môi trường lưu trữ không phân lớp có chi phí trung bình trong vòng đời dữ liệu là 15.000 đô la Mỹ/terabyte; một môi trường lưu trữ hai lớp có chi phí trung bình là 8.000 đô la Mỹ/terabyte; và một cấu trúc lưu trữ có bốn lớp có chi phí trung bình là 4.000 đô la Mỹ/terabyte. Khi phần lớn dữ liệu được lưu trữ tại lớp 3, tức là lớp lưu trữ sử dụng băng từ, chi phí lưu trữ sẽ giảm đáng kể. Tương tự như vậy, một khuynh hướng tương quan và phân phối dữ liệu tự động, mang tính hệ thống, căn cứ trên giá trị của dữ liệu sẽ yêu cầu mức độ quản trị và bảo dưỡng thấp hơn ở phần thấp của kim tự tháp lưu trữ, nhờ đó cắt giảm được chi phí và giải phóng nhân viên để họ tập trung vào những dữ liệu quan trọng hơn.

 

Một khuynh hướng như vậy về lưu trữ còn giúp hạ thấp được rủi ro trong hoạt động đảm bảo tuân thủ quy định và đảm bảo sự liên tục trong hoạt động kinh doanh vì các tổ chức có thể đáp ứng các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu thanh kiểm tra một cách dễ dàng hơn, cũng như nâng cao các cấp độ dịch vụ. Cuối cùng, các tổ chức sẽ đạt được hiệu năng cao hơn bởi vì các hoạt động nâng cấp sẽ trở nên dễ dàng hơn, dữ liệu cũ sẽ được loại bỏ khỏi các tài nguyên hoạt động và sẽ ít gây ảnh hưởng hơn tới môi trường hoạt động.

 

Khi các nhà lãnh đạo có các ưu tiên hàng đầu về tăng trưởng, hiệu năng và lợi nhuận, việc quản lý lưu trữ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các tổ chức đạt được những mục tiêu đó.

 

Arndt Mueller

(Giám đốc Marketing các Sản phẩm Lưu trữ, Oracle).

TIN LIÊN QUAN