Tin nhắn rác không còn lối thoát ?
Chỉ đến khi dư luận xã hội phản ứng mạnh. Người dùng liên tục bức xúc việc nhận những tin nhắn vô lý, không mời mà đến; mà xuất phát từ đầu số của các nhà mạng lớn… Vấn nạn tin nhắn rác mới thực sự được quan tâm.
Không chỉ là sơ ý… vô tình…
Chưa đầy một tháng trở lại đây, “Tin nhắn rác” trở thành chủ điểm trên các mặt báo. Có thời điểm, tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo tạo ra tới vài tỷ đồng doanh thu mỗi ngày cho một nhà mạng. Tuy vậy, các nhà mạng cũng bắt đầu thấy “nóng mặt” vì tình trạng bát nháo của những tin nhắn đồi trụy, mê tín, lô đề đang “kéo bè, kéo cánh” nổi loạn trên hệ thống của mình.
Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: Internet
Nhiều quan điểm tại Hội nghị đều nhận định: “Việc phát tán vào nhiều thời điểm khác nhau và nhất và vào thời điểm nghỉ ngơi của mọi người đã gây sự phiền toái, phản cảm, gây bức xúc cho người dùng di động”.
Số liệu thống kê từ Bộ cho biết, hiện có 347 công ty cung cấp dịch vụ CSP, mỗi CSP lại trực tiếp ký kết với vài chục công ty vệ tinh khác, còn gọi là CP (là doanh nghiệp làm nội dung và không có đầu số) để cung cấp dịch vụ. Các CSP, CP qua nhiều hình thức, phương tiện phát tán nhắn tin rác, tin nhắn lừa đảo có thể gửi lượng tin với tốc độ đến 10.000 tin nhắn/giờ.
Những loại tin nhắn rác thường “núp bóng” dạng thông tin hướng dẫn sử dụng tải game, wapcharging (truy cập vào website thông qua giao thức wap và bị trừ tiền trước) để cài đặt vào điện thoại. Tuy nhiên, trong quá trình cài đặt, đăng ký mật khẩu và thao tác sử dụng, các phần mềm này đã trừ thẳng tiền (lên tới 15.000 VNĐ) trong tài khoản mà không có thông tin cảnh báo, người dùng không biết bị trừ tiền vào thời điểm nào.
Quyết liệt thì dễ, triệt để mới khó
Thống kê chưa đầy đủ của các doanh nghiệp viễn thông di động hàng đầu tại Hội nghị, hàng năm có tới hàng chục tỷ tin nhắn quảng cáo, ước chiếm tới 10% lượng tin nhắn. Ttuy nhiên, lượng tin nhắn quảng cáo hợp pháp được gửi đi từ các doanh nghiệp cung cấp nội dung thời gian qua chỉ chiếm gần 3%.
Ông Vũ Quốc Khánh (Giám đốc VNCERT - Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam) cho biết, từ năm 2009 đến nay, VNCERT đã điều phối các doanh nghiệp viễn thông xử lý khoảng gần 300 vụ việc doanh nghiệp phán tán tin nhắn rác trên các đầu đố 8xxx, 7xxx, 6xxx và 1900.
Tuy nhiên, tin nhắn rác vẫn tồn tại phổ biến và thường gia tăng vào các dịp lễ tết, do chi phí để gửi tin nhắn rác chỉ khoảng 20 - 30 VNĐ/tin, thậm chí có thời điểm là 10 - 15VNĐ/tin, khiến cho đây trở thành kênh truyền thông rẻ mạt, lại truyền đạt đúng thông điệp nên rất nhiều tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức tin nhắn rác để truyền thông cho các dịch vụ, sản phẩm của họ.
Hiện, Chính phủ đã ban hành một số nghị định như Nghị định 90 (2008) về chống thư rác, tiếp đến là Nghị định 77 (Nghị định 77/2012/NĐ-CP) về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 90 về chống thư rác với các chế tài xử lý mạnh tay hơn vấn nạn này.
Theo nghị định 77, tin nhắn quảng cáo chỉ được phép gửi từ 7 - 22h hàng ngày, Bộ TT&TT cũng đang nghiên cứu đề xuất việc xử lý hình sự đối với các tin nhắn chứa đường link nhạy cảm, như các trang web sex.
Nghị định 77 đã tăng mức xử phạt, đồng thời bổ sung các hình thức xử phạt mới đối với các hành vi vi phạm quy định về chống tin nhắn rác. Trong đó, các hình phạt đối với các hành vi thu sai cước, không hoàn lại cước, giả mạo khi gửi tin nhắn... có thể lên tới 80 triệu đồng, nghiêm trọng hơn sẽ bị thu hồi mã số quản lý, buộc trả kinh phí, số tiền chiếm dụng, đình chỉ có thời hạn hoặc vĩnh viễn hoạt động cung cấp dịch vụ.
Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù chế tài là khá mạnh tay, nhưng với chế tài xử phạt bằng tiền thì "không ăn thua" do lợi nhuận sinh ra cho các nhà cung cấp dịch vụ lớn hơn nhiều so với số tiền mà bị bị xử phạt. Để hạn chế tối đa tin nhắn rác, cần có sự chung tay đồng thuận của các nhà mạng.
Các doanh nghiệp lớn như VNPT, Viettel đều áp dụng các biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác như hệ thống phần mềm Anti Spam SMS của VNPT chẳng hạn. Tuy vậy, thời gian tới, nhiều biện pháp mạnh sẽ được áp dụng để kiên quyết đối với các vấn nạn này.
Những giải pháp:
Địa chỉ: Tòa nhà CoteVina, số 14 Trần Hưng Đạo, P. Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Đường dây nóng: +84912468300 | Email: cnds.news@gmail.com; hoặc: congnghevadoisong@gmail.com