TP.HCM: 5 nhóm ngành cần hỗ trợ phục hồi sau đại dịch
Bất động sản, công nghiệp xây dựng và 4 nhóm ngành công nghiệp chủ lực, du lịch, thương mại là 5 nhóm ngành trụ cột được các chuyên gia đề xuất chính quyền tập trung hỗ trợ phục hồi sau đại dịch, từ đó kéo theo hồi phục nền kinh tế TP Hồ Chí Minh.
- Hà Nội: Hỗ trợ trên 1.641 tỷ đồng cho 3.127.065 người bị ảnh hưởng dịch Covid-19
- TP. HCM chi 500 tỷ đồng cải tạo chung cư cũ xây dựng trước năm 1975
- Thủ tướng giao 5 tỉnh, thành chủ trì làm các dự án đường Vành đai 4 TP. HCM
- TP HCM: Trao tặng 100 máy tính bảng cho học sinh dân tộc thiểu số
- TP. HCM khánh thành Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch COVID-19 ứng dụng CNTT
- TP HCM: Đề xuất cho xe buýt, taxi, ôtô công nghệ hoạt động trở lại
Sáng 16/10, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP giai đoạn 2022 - 2025.
PGS, TS Hoàng Công Gia Khánh - Phó Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) cho biết: Trên địa bàn TP, trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng diễn ra ở tất cả các ngành, đạt 5,46%. Đây là mức tăng gấp ba lần so với 6 tháng đầu năm 2020. GRDP của 6 tháng đầu năm 2021 đạt 680.328 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Cũng theo PGS, TS Hoàng Công Gia Khánh, làn sóng Covid-19 lần 4 đã nhanh chóng gây nên sự sụt giảm nghiêm trọng ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, sốc tiêu cực xảy ra ở cả tổng cung lẫn tổng cầu.
Tháng 7/2021 ghi nhận tổn thương nghiêm trọng nhất ở ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ (chiếm lần lượt xấp xỉ 25% và 62% GRDP của TP). Tổng kim ngạch xuất khẩu tổn thất xấp xỉ 1 tỷ USD trong tháng 7 và 3,63 tỷ USD trong tháng 8/2021. Tình hình xấu đi rất nhiều trong tháng 8/2021, doanh số thương mại dịch vụ chỉ còn 35.500 tỷ đồng, chưa bằng 30% doanh thu hàng tháng trong điều kiện bình thường. Ngành công nghiệp giảm sâu 22,4% so với tháng 7/2021. Nghiêm trọng nhất ở sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, dệt, sản xuất da.
Xuất nhập khẩu giảm mạnh từng ngày. Chỉ sau 2 tuần đầu tháng 8, doanh số xuất khẩu đã giảm đến 24,2%, nhập khẩu giảm 11,7%, thu ngân sách từ xuất nhập khẩu giảm 3.860 tỷ đồng, chỉ còn bằng với 2/3 so với 2 tuần cuối tháng 7/2021.
Hội thảo sáng 16/10 tại TP HCM.
Một vấn đề đáng lo khác cũng được đề cập trong công trình nghiên cứu của nhóm chuyên gia Đại học Kinh tế - Luật, đó là tình trạng lao động mất việc. Trong giai đoạn giãn cách từ tháng 5/2021 đến tháng 9/2021 đã có 338.730 lao động chấm dứt hợp đồng lao động, 665.946 lao động nghỉ không hưởng lương. Như vậy, số lao động tạm thời mất việc hoặc mất việc sau 5 tháng giãn cách là 1.046.676, chiếm 41,2% của 2.439.272 lao động tham gia BHXH.
Nhóm các nhà khoa học của Đại học Kinh tế - Luật đưa ra dự báo: “Với mức độ tổn thất nghiêm trọng, cung và cầu thị trường nội địa đều sẽ phục hồi hết sức chậm chạp do đó cơ hội việc làm sẽ vẫn còn tiếp tục khó khăn”.
PGS, TS Hoàng Công Gia Khánh cũng dẫn lại số liệu của Hiệp hội doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh và của Bộ LĐTB&XH, theo đó, trong giai đoạn giãn cách chỉ có khoảng 1.790 doanh nghiệp trong số 288.333 doanh nghiệp với 3.240.000 lao động tại TP duy trì được hoạt động. Tại các KCN và KCX có 1.572 doanh nghiệp nhưng chỉ có 715 doanh nghiệp duy trì ở các mức độ hoạt động dưới 50% công suất với khoảng 65.000 lao động còn đi làm trong tổng số 345.000 lao động.
Giãn cách thời gian dài đã bẻ gãy liên kết kinh tế giữa TP Hồ Chí Minh với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chuỗi cung ứng bị gián đoạn không chỉ ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn gây tổn thất cho nông dân và các cơ sở sơ chế trung gian. Nguyên liệu thiếu hụt và tăng giá cùng với sự gia tăng tiền lương, chi phí sản xuất để tuân thủ yêu cầu 5K và/hoặc phải ngưng hoạt động, hoạt động với công suất thấp trong thời gian dài đã làm suy kiệt năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Pv (T/h)