Trung Quốc chiếm ngôi đứng đầu sản xuất chip của Mỹ?

07:38, 17/07/2015

Thanh Hoa UniGroup là Tập đoàn vốn nhà nước của Trung Quốc đang chuẩn bị tham dự gói thầu của nhà sản xuất chip Hoa Kỳ Micron trị giá 23 tỷ USD. Nếu thắng gói thầu này, Trung Quốc sẽ vươn lên chiếm ngôi vị đứng đầu về sản xuất chip thay thế Hoa Kỳ.

Theo thời báo phố Wall, Cổ phiếu của Thanh Hoa có giá 21 USD/cổ phiếu, tăng hơn 20% so với giá trị hiện tại của mình. Tuy nhiên, đại diện của công ty Micron cho biết họ vẫn chưa nhận được lời đề nghị nào từ phía công ty của Trung Quốc. Micron, có trụ sở tại Idaho chuyên sản xuất chip bộ nhớ cho máy tính và các thiết bị điện tử khác. Trong khi, Thanh Hoa UniGroup có mối quan hệ đối tác với công ty của Mỹ là Intel và HP.

Trung Quốc đứng trong danh sách các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Hoa Kỳ

Nếu thương vụ của Micron thành hiện thực, giá trị của nó sẽ là 23 triệu USD. Đây sẽ là vụ mua bán có giá trị lớn nhất từ trước đến nay giữa một công ty của Trung Quốc với 1 công ty của Hoa Kỳ, có thể so sánh với top 5 doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc khi thâu tóm các thương hiệu Hoa Kỳ:

2013: Tập đoàn Song Hội ( Shuanghui) mua lại Công ty Thực phẩm Smithfield Foods với giá 7,1 tỷ USD

2007: Công ty cổ phần đầu tư Trung Quốc (CIC) mua 10% cổ phẩm của Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley với giá 5,6 tỷ USD.

2014: Công ty May tính Lenovo mua lại công ty di động Motorola với giá 3,1 tỷ USD

2007: Công ty cổ phần đầu tư Trung Quốc (CIC) mua 10% cổ phần của Tập đoàn tài chính Blackstone với giá 3 tỷ USD

2012: Tập đoàn Bất động sản Dalian Wanda mua lại công ty giải trí AMC Entertainment với giá 2,6 tỷ USD
 
Tuy nhiên, vẫn có những rào cản lớn cho từng thỏa thuận mua bán giữa các công ty công nghệ cao. Bất kỳ hoạt động sáp nhập nào liên quan đến Micron đều có thể phải chịu sự giám sát chặt chẽ và chấp thuận của Ủy ban quản lý đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) về việc bán các công ty của Mỹ cho nhà đầu tư nước ngoài.

Nếu một công ty nước ngoài tìm cách giành quyền kiểm soát một công ty của Hoa Kỳ, thì CFIUS sẽ tiến hành đánh giá hết tất cả các khía cạnh phù hợp với lợi ích quốc giá như: hiệu quả, an toàn, tiềm năng… Những công ty nước ngoài nào tham gia vào giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đều phải tự nguyện nộp đơn lên CFIUS xem xét. Hoặc Ủy ban này có thể ủy quyền cho một bên thứ 3 đánh giá nếu họ tin rằng thỏa thuận có thể làm tăng những mối quan tâm an ninh quốc gia. Nếu ủy ban xác định có những vấn đề ảnh hưởng đến an ninh quốc gia mà không thể giải quyết được, thì có thể đệ trình lên Tổng thống Hoa Kỳ xem xét. Lúc này, chỉ Tổng thống mới có quyền đình chỉ hoặc cấm giao dịch mau bán.

Tổng thống Obama đã chặn ít nhất 1 thương vụ mua bán từ Trung Quốc vì vấn đề an ninh quốc gia. Năm 2012, ông đã có những khuyến cáo về việc sáp nhập 4 công ty kinh doanh phong điện (điện làm từ sức gió) nước này vào một công ty Trung Quốc. Vì dự án phong điện này đặt gần một cơ sở vũ khí hải quân ở Oregon.  Tương tự, năm 2008 chính quyền của Tổng thống Bush đã đập tan ý định mua công ty công nghệ 3Com từ Huawei – Công ty viễn thông Trung Quốc.

Hoàng Hải