Ukraine đang “trả giá” khi đối đầu Nga
Trong những này này, tình hình kinh tế, chính trị của Ukraine đang trở nên “nóng bỏng” hơn bao giờ hết. Và khí đốt vẫn là “tác nhân” chính đối với nhiều người…
- Ukraine có nguy cơ vỡ nợ vì Nga lại nâng giá khí đốt
- Ngoại trưởng Nga: Ukraine không thể như một "nhà nước thống nhất"
- Kinh tế Ukraine kiệt quệ, giá khí đốt tăng 50%
- Ukraine sẽ phải mua khí đốt giá cao?
- Nga khởi động chiến dịch tấn công mạng nhắm vào Ukraine?
- Ukraine vội sơ tán tàu chiến đóng cho Trung Quốc
- Hậu Crimea: Cuộc “đối đầu” Đông - Tây
- Vụ Crimea: Phương Tây “Uống phải ly rượu đắng”?
- Tìm hiểu về một số công nghệ Pin
Ukraine đàm phán khẩn cấp nhằm nhập khẩu khí đốt
Theo Reuters, ngày 4/4, Thủ tướng tạm quyền Ukraine, ông Arseny Yatseniuk Kiev đang đàm phán khẩn cấp với các nước láng giềng châu Âu nhằm nhập khẩu khí đốt từ Phương Tây. Phát biểu với các phóng viên, ông Yatseniuk cho biết, "Chúng tôi đang tiến hành cuộc đàm phán khẩn cấp với các đối tác châu Âu. Có một cách để giải quyết vấn đề này là lượng khí đốt dự trữ của các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU)", đồng thời nêu tên các nước mà Kiev có khả năng nhập khẩu khí đốt là Slovakia, Hungary và Ba Lan.
Thủ tướng tạm quyền Ukraine, Arseny Yatseniuk.
Cũng theo ông Yatseniuk, "ở cấp độ kỹ thuật, ý tưởng này không có vấn đề gì và chúng tôi hy vọng các đối tác châu Âu đưa ra quyết định đúng đắn". Nếu cách này được thực hiện thì giá khí đốt mà Ukraine nhập về sẽ thấp hơn 150 USD so với mức giá của Nga (mới tăng, là 485 USD/1.000 m3) dành cho Ukraine.
Không chỉ tăng giá khí đốt của Ukraine, tập đoàn sản xuất khí đốt hàng đầu Nga Gazprom còn yêu cầu Tập đoàn quốc doanh Naftogaz của Ukraine thực hiện các biện pháp tức thì để trả khoản nợ khí đốt trị giá 2,2 tỷ USD. "Naftogaz Ukraine phải áp dụng các biện pháp tức thì để trả hết các khoản nợ tồn đọng. Tại thời điểm này, tổng nợ của Naftogaz xấp xỉ hơn 2,2 tỷ USD, bao gồm cả khoản nợ trong tháng Ba vừa qua." - Giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller đã tuyên bố sau khi gặp người đứng đầu Naftogaz của Ukraine, Andrei Sobolev.
Ukraine cáo buộc Slovakia chặn dòng chảy khí đốt dự trữ
Cũng ngày 4/4, Bộ trưởng Năng lượng và Công nghiệp Than đá Ukraine, ông Yuriy Prodan đã cáo buộc Slovakia chặn dòng chảy khí đốt dự trữ chạy qua lãnh thổ nước này tới Ukraine.
Giới giao dịch khí đốt ước tính, Ukraine có thể nhận 20 tỷm3 khí đốt mỗi năm nhờ vào dòng chảy dự trữ từ Slovakia.
Ủy ban châu Âu (EC) cũng ủng hộ dự án dòng chảy khí đốt dự trữ tới Ukraine trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga cũng như hàng lang Bắc-Nam, vốn sẽ cho phép vận chuyển khí đốt từ Ba Lan tới Croatia trong tương lai.
Và cái giá phải trả khi quay lưng với Nga?
Hiện, Ukraine đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng trong nước này đang châm ngòi cho một cuộc đối đầu Đông-Tây căng thẳng nhất kể từ sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh đến nay.
Rời bỏ Nga, Chính phủ lâm thời mới ở Kiev đang tìm đến với Mỹ và phương Tây với hy vọng rằng, những nước giàu có này sẽ là điểm tựa vững chắc giúp họ nhanh chóng đi lên. Tuy nhiên, đến thời điểm này, những điều mà Kiev mong đợi từ các cường quốc phương Tây dường như vẫn còn ở đâu đó xa vời, trong khi đó, Ukraine bắt đầu “ngấm” những cái giá quá đắt mà họ phải trả khi chối bỏ mối quan hệ truyền thống sâu sắc với nước láng giềng Nga.
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình US PBS ngày 2/4, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ thế giới IMF – bà Christine Lagarde đã thẳng thắn cho biết, nền kinh tế của Ukraine hồi năm ngoái đã vấp phải một bức tường và đang hướng tới thảm họa thì may mắn được Nga giang tay cứu giúp. Gói cứu trợ tài chính của Nga đã giúp Ukraine tránh được thảm họa sụp đổ. "Không có sự giúp đỡ mà họ nhận được từ nguồn cứu trợ sống còn do Nga đưa ra cách đây vài tháng, họ đã chẳng đi được đến đâu", bà cho biết.
Nga đã có một quyết định vô cùng quan trọng đối với Ukraine khi đầu tư một khoản tiền lên tới 15 tỉ USD vào trái phiếu của Ukraine hồi cuối năm ngoái với khoản giải ngân đầu tiên là 3 tỷ USD hồi tháng 12 vừa rồi. Cùng đó, Moscow cũng đã nhất trí giảm mạnh giá khí đốt cho Kiev trong một nỗ lực nhằm giúp nước láng giềng Đông Âu khôi phục lại nền kinh tế yếu ớt.
Tuy nhiên, sau khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine nổ ra, phe đối lập đã thực hiện một cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Yanukovych và sau khi nắm quyền, chính phủ lâm thời mới ở Kiev đã nhanh chóng “đánh đổi” mối quan hệ với Nga để chạy theo mối quan hệ thân thiết, gắn bó hơn với Liên minh Châu Âu (EU).
Cái giá đầu tiên mà Ukraine phải trả chính là việc mất bán đảo xinh đẹp Crimea và mất đi niềm tin và sự gắn bó của những người gốc Nga, rất đông đang sống ở Ukraine. Theo tính toán của một số nhà kinh tế, mất Crimea, GDP của Ukraine sẽ giảm khoảng 5% trong năm nay. Crimea còn là một bán đảo xinh đẹp với tiềm năng phát triển du lịch. Và điều đáng nói hơn, Crimea từng là nơi mà Kiev hy vọng có thể dựa vào để giảm sự lệ thuộc vào Nga, bởi bán đảo này được cho là có tiềm năng và trữ lượng dầu khí lớn. Thế nên mất đi Crimea, Ukraine đã mất đi nguồn lợi kinh tế quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế trì trệ, chao đảo và trên bờ vực của sự đổ vỡ hiện nay.
Cuộc chiến “khí đốt” đang diễn ra ở Ukraine?
Kế đến, đó là Nga đã hủy bỏ cam kết cắt giảm giá khí đốt mà nước này đưa ra hồi tháng 12 cho Ukraine, tăng giá khí đốt lên 385.50 USD/1.000 m3. Nga cũng phong tỏa khoản vay cứu trợ trị giá 15 tỉ USD cho Kiev theo thỏa thuận được ký giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống UKraine Viktor Yanukovych. Đồng thời, Thủ tướng Medvedev cũng yêu cầu Kiev sớm trả khoản nợ khí đốt 1,7 tỉ USD nếu không sẽ phải gánh thêm hậu quả trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực khí đốt.
Moscow cũng không ngại ngần tuyên bố để Ukraine tự tìm kiếm những nguồn tài chính trả nợ cho họ và trả cho những hóa đơn thanh toán khí đốt sắp tới, bởi dù sao mối quan hệ hợp tác giữa hai nước đã không còn để có thể tiếp tục.
Cái giá mà Ukraine phải trả chưa dừng lại ở đó. Vì Crimea giờ đây đã thuộc vào Nga nên đương nhiên Moscow sẽ hủy bỏ thỏa thuận với Ukraine về việc thuê căn cứ cho Hạm đội Biển Đen. Điều này đồng nghĩa với việc Nga rút lại cam kết cắt giảm giá khí đốt cho Ukraine. Trước đó, Ukraine đã nhận được khoản ưu đãi giảm giá khí đốt lên tới 100 USD/1.000 m3 từ Nga theo thỏa thuận được ký kết năm 2010, để đổi lấy việc Kiev kéo dài thời gian cho Nga thuê lại căn cứ cho Hạm đội Biển Đen. Sau khi thỏa thuận này bị hủy bỏ, giá khí đốt cho Ukraine bắt đầu từ tháng 4 tăng lên tới 485,50 USD/1.000 m3. Như vậy, giá khí đốt mà Ukraine phải trả cho Nga đã tăng lên 80%.
Vai trò trung chuyển khí đốt của Ukraine đối với Nga và Châu Âu cũng bắt đầu giảm mạnh khi Nga bắt đầu né các đường ống khi đốt qua Ukraine. Trong suốt hai thập niên, Ukraina là nơi mà 80% lượng khí đốt của Nga cung cấp cho châu Âu bắt buộc phải đi qua. Tuy nhiên gần đây, Nga bắt đầu tìm cách thiết lập các đường ống dẫn khí đốt đi vòng qua Ukraine làm cho nguồn thu từ việc này cũng giảm mạnh.
Để thấy rõ hơn cái giá mà Ukraine phải trả khi quay lưng lại với Nga, chúng ta cần nhìn cả vào cái mà Ukraine nhận được từ phương Tây – nơi họ đang hướng tới. Mỹ hứa viện trợ 1 tỉ USD, một con số quá nhỏ trong khoản nợ 25 tỉ USD mà Ukraine phải trả trong năm nay. Tổ chức IMF cam kết cho Kiev vay từ 14 đến 18 tỉ USD với điều kiện nước này phải trải qua những cải cách kinh tế đau đớn. Đây cũng là con số quá khiêm tốn so với số tiền 99,8 tỉ euro mà Ba Lan nhận được từ 2007 đến 2013, hay 103,4 tỉ euro hứa hẹn cho Vacsava từ 2014-2020. Điều đáng chú ý là nền kinh tế Châu Âu cũng đang chẳng sáng sủa gì, cho nên cũng chẳng thể biết là liệu Châu Âu có thể gánh nổi một nền kinh tế đang yếu ớt như Ukraine.
Ngoài ra, chính phủ lâm thời mới ở Kiev cũng chẳng thể trông chờ sớm vào những tổ chức như EU, NATO khi cả hai liên minh này đều khẳng định chưa có kế hoạch kết nạp Ukraine làm thành viên.
Thanh Trà (tổng hợp)